Guideline tìm hiểu về AI cho người mới bắt đầu
Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) từng được biết đến như nguồn tài liệu cho những bộ phim khoa học viễn tưởng trong suốt nhiều thập kỷ. Và đùng một cái, dường như nó đang xuất hiện ở khắp nơi. Mặc dù vậy, đối với nhiều người, AI vẫn là một khái niệm mơ hồ. Nếu vậy, đây chính là thời điểm thích hợp để bạn lùi lại một bước và tìm hiểu những gì đang diễn ra. Ở bài viết này, Techie sẽ cập nhật đến bạn những diễn biến đầy đủ nhất xung quanh sự phát triển của AI!
Tại sao mọi người lại đột nhiên nói về trí tuệ nhân tạo?
Chúng ta có thể cảm ơn (hoặc đổ lỗi) cho OpenAI – một startup công nghệ có trụ sở tại San Francisco với vài trăm nhân viên. Vào tháng 11/2022, OpenAI đã ra mắt chatbot ChatGPT đến người dùng internet. Và ChatGPT đã nhanh chóng gây sốt bởi sự vượt bậc so với các chatbot trước đây. Nói chuyện với ChatGPT như thể chúng ta đang nói chuyện với một chuyên gia biết tất thảy mọi thứ!
Tuy nhiên, OpenAI cho biết ChatGPT chỉ là một bước trong quá trình dài phát triển trí tuệ nhân tạo. Thực tế, các bigtech khác như Google và Meta đều đã thử nghiệm chatbot tương tự như ChatGPT. Nhưng OpenAI lại là công ty làm cho chatbot này phổ biến rộng rãi. Và quyết định ra mắt ChatGPT đến giờ vẫn gây ra nhiều luồng tranh cãi bởi nguy cơ tiềm tàng của nó.
Tại sao chatbot lại thông minh đến vậy?
Chatbot vốn dĩ đã tồn tại từ lâu. Điển hình là các cửa sổ trò chuyện với khách hàng khi ta truy cập vào một số trang web. Năm 2016, Microsoft đã từng phát hành một chatbot trí tuệ nhân tạo có tên “Tay”. Tuy nhiên, chatbot đã nhanh chóng bị hủy bỏ sau khi người ta dạy nó sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc.
ChatGPT xuất hiện như một cái gì đó khác biệt. Không chỉ có thể trả lời một số lượng câu hỏi vô tận, mà nó còn có thể viết kịch bản, tóm tắt một lượng thông tin lớn và giả lập cuộc trò chuyện với con người một cách khá thuyết phục. Ngay từ đầu, có vẻ nó đã chứng minh được tác dụng của mình: làm cho công việc và cuộc sống hằng ngày hiệu quả hơn.
Và nên nhớ rằng, chatbot chỉ là một phần của trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, còn cói hình ảnh, video động, công nghệ nhận diện khuôn mặt và nhiều hơn thế nữa.
Vậy trí tuệ nhân tạo (AI) rốt cuộc là gì?
Đơn giản nhất, AI có thể được tóm gọn trong vài từ: máy móc có khả năng suy nghĩ. Hoặc, chính xác hơn là, máy móc có khả năng giả lập suy nghĩ.
Thuật ngữ này có nguồn gốc từ giới khoa học sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm 1950, nhà toán học người Anh Alan Turing đã hầu như dự đoán được sự phát triển của “máy tính số” có thể giả lập con người một cách thuyết phục. Vào năm 1955, nhà toán học người Mỹ John McCarthy và các đồng nghiệp tại Đại học Dartmouth đặt thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” trong một đề xuất nghiên cứu.
>>Xem thêm: Công nghệ AI: ảnh hưởng ở hiện tại và tương lai
Liệu máy tính có thể “suy nghĩ” thực sự không?
Người ra có thể viết một cuốn sách dày để bàn về chủ đề này. Nhưng nói tóm lại thì: Không, chúng không thể.
Phần mềm trí tuệ nhân tạo có khả năng giả lập con người một cách thuyết phục bởi vì nó giỏi trong việc dự đoán: Nó đoán từ, câu hoặc hình ảnh bạn muốn thấy tiếp theo.
Và hệ thống trí tuệ nhân tạo này đủ tốt trong việc dự đoán bởi vì những người tạo ra chúng, những con người, đã cung cấp cho chúng hàng ngàn ví dụ đã được tạo ra bởi con người – bao gồm một phần lớn nguổn thông tin từ internet. Nguyên liệu nguyên thủy được sử dụng trong các mô hình trí tuệ nhân tạo được gọi là dữ liệu huấn luyện, và mặc dù một số công ty giữ bí mật về nguồn dữ liệu mà họ sử dụng, nhưng các nguồn dữ liệu được biết đến bao gồm Reddit và Wikipedia.
Vậy AI khai thác thông tin từ nhiều dữ liệu như thế nào?
AI học bằng cách xem các ví dụ. Bằng cách quan sát chúng ta, các mô hình ngôn ngữ nhận ra các mẫu trong cách chúng ta viết và nói, rút trích các khái niệm như ngữ điệu, vị trí từ và thậm chí thành ngữ. Những mẫu đó sau đó được chuyển đổi thành toán học trong quá trình được gọi là “huấn luyện mô hình”. Tương tự như trẻ em học từ vựng và ngữ pháp mới, AI phải hiểu các quy tắc tham gia trò chuyện.
Khi các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT nhận được đề xuất, kiến thức đó cho phép chúng hiểu được yêu cầu của con người và xây dựng câu trả lời. Ngoài ra, ChatGPT còn được huấn luyện bởi kỹ thuật học tăng cường từ phản hồi của con người (Reinforcement learning from human feedback – viết tắt là RLHF). Trong quá trình huấn luyện, người đánh giá ghi điểm đầu ra của mô hình, phạt nặng những câu trả lời sai lạc, không thích hợp hoặc hoàn toàn vô lý, và thưởng cho những câu trả lời có thông tin và giống con người. Điều này cho phép trao đổi cuộc trò chuyện mượt mà. Mặc dù có các kỹ thuật điều chỉnh khác nhau, RLHF đã được coi là đột phá trong mô hình ngôn ngữ.
Trí tuệ nhân tạo chỉ là một xu hướng mới từ Silicon Valley chăng?
Ngành công nghệ đã trải qua một loạt xu hướng, từ xe tự lái và vũ trụ ảo đến NFT và web3. Nhưng có nhiều lý do để khẳng định rằng, AI không phải là một thứ chỉ mang tính xu hướng. Bởi, rất nhiều tiền bạc đang đổ vào lĩnh vực này. Các ứng dụng AI cụ thể đã xuất hiện cũng như cho thấy tính thiết thực của chúng.
Đã 26 năm kể từ thành công của chương trình máy tính Deep Blue của IBM trong việc đánh bại nhà vô địch cờ vua Garry Kasparov – một cột mốc trong nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Kể từ đó, vi xử lý máy tính đã trở nên nhanh hơn nhiều và có thể xử lý được lượng dữ liệu khổng lồ được yêu cầu cho trí tuệ nhân tạo hiện đại. Các cách viết phần mềm mới cũng đã làm quy trình trở nên hiệu quả hơn.
Các nhà sản xuất chip như Nvidia và các công ty công nghệ bao gồm Google, Meta và OpenAI đã đổ nguồn lực vào hai lĩnh vực này, cũng như tập trung các nhà khoa học máy tính tài năng dưới “mái nhà” của mình.
Vậy khi nào AI bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi?
Đừng mong chờ rằng một sáng mai bạn sẽ tỉnh dậy và đột nhiên sống trong một thế giới trí tuệ nhân tạo. Thay vào đó, hãy mong đợi rằng sự thay đổi sẽ đến từng chút một. Chẳng hạn: một bài hát nổi tiếng được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, một bài kiểm tra mới tại phòng khám bác sĩ để phát hiện ung thư hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn một chút.
Hãy nghĩ về tất cả các doanh nghiệp hoặc sản phẩm mà bạn giao dịch hàng ngày. Có khả năng cao rằng một trong số đó đang sử dụng công nghệ tương tự hoặc sẽ trong tương lai gần – ngay cả khi ảnh hưởng ngay lúc này chỉ là một chút ít hiệu quả hơn.
Trí tuệ nhân tạo sẽ làm cho nhiều công việc không còn cần thiết?
Các dự đoạn về vấn đề này rất đa dạng. Vì vậy, nếu bạn đang bối rối, bạn không hề đơn độc. Trong khi những người lạc quan cho rằng, công nghệ AI sẽ dẫn đến một thế giới hoàn hảo trong đó con người không cần phải làm việc, những người khác lại cảnh báo về tình trạng thất nghiệp hàng loạt trong số các lập trình viên máy tính.
Ngay cả các nhà kinh tế chuyên về lao động cũng không biết làm thế nào, họ chỉ cho biết rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi công việc của con người và bổ sung công việc hiện có nhưng tránh ra những dự đoán cụ thể.
Một nhóm nghiên cứu gần đây đã cố gắng xếp hạng các công việc theo mức độ rủi ro mà trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi công việc của con người. Theo họ, các công việc như nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại, giáo sư ngành nhân văn, người làm nghề viết lách… sẽ gặp khó khăn. Còn khó thay thế hơn: vũ công, thợ xây đá và công nhân thép.
Có nguy cơ xảy ra rủi ro gì không?
Nếu bạn bị ám ảnh bởi những con robot hủy diệt trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, có thể bạn sẽ cảm thấy quan ngại về việc trí tuệ nhân tạo trở thành những sinh vật tự thức với động cơ riêng của chúng.
Tuy nhiên ít nhất cho đến hiện tại, chưa có bất kỳ thông tin áp đảo nào cho thấy con người có thể gặp nguy hiểm ngay lập tức bởi AI.
Hầu hết các rủi ro, nếu có, đều liên quan đến việc lạm dụng trong ngắn hạn bởi con người, chứ không phải là robot. Mặt khác, robot vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ vật lý. Công nghệ phần cứng chưa tiến xa như phần mềm.
Tóm lại thì, dù muốn hay không, công nghệ AI vẫn đã và đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nhớ rằng: AI will not replace you. A person using AI will. (Tạm dịch: AI sẽ không thay thế bạn mà là người sử dụng AI sẽ thay thế công việc của bạn).
>>Xem thêm: Google thay đổi cách chúng ta tìm kiếm thông tin thông qua AI