Ứng dụng Temu: Rẻ và gây nghiện đến mức tranh cãi
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ. Tuy nhiên, Temu cũng đang gặp phải tranh cãi về nguồn gốc sản phẩm, tính bảo mật ứng dụng và đạo đức trong kinh doanh. Với những ưu điểm là giá cả hấp dẫn, Temu cũng mang theo nhiều câu hỏi. Hãy cùng Techie tìm hiểu nhé!
Temu phát triển rất nhanh
Temu ra mắt tại Hoa Kỳ vào năm 2022 trước khi mở rộng sang Canada vào đầu năm nay, tiếp đến là các quốc gia châu Âu, Úc và New Zealand. Ứng dụng này nhanh chóng trở nên gây bão thị trường, đứng đầu bảng ứng dụng ở nhiều quốc gia. Theo The Guardian, Temu đã chiếm hơn một nửa thị phần thị trường Hoa Kỳ so với tập đoàn thời trang nhanh đầy tai tiếng – Shein.
Giữa tình trạng lạm phát gia tăng trên toàn cầu, Temu đã thu hút khách hàng thông qua sự đa dạng sản phẩm với giá cả vô cùng rẻ, chỉ từ vài chục ngàn Việt Nam Đồng. Temu đã tự gọi mình là “thợ đấu giá” vì luôn có thể đưa ra được mức giá ưu đãi nhất trên thị trường. Được biết tổng giá trị các sản phẩm được bán trên trang web đã tăng từ 3 triệu USD vào tháng 9 năm 2022 lên 400 triệu USD vào tháng 4 năm nay.
Các cáo buộc và tai tiếng
Temu đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến pháp lý tại Hoa Kỳ với đối thủ Shein. Cả hai công ty đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm luật cạnh tranh. Shein tố cáo Temu đã cố tình làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng họ cùng một thương hiệu, sau đó Temu tố cáo Shein thao túng nhà cung cấp không được ký hợp đồng với Temu, từ đó làm trở ngại cho sự phát triển kinh doanh của họ.
Chiêu trò thu hút người dùng
Nhiều người mô tả Temu như một “trò đánh bài số hóa” – nơi mà bạn luôn phải cố gắng chơi thêm game để nhận được ưu đãi hấp dẫn. Đây là lý do tại sao ứng dụng này đang trở nên phổ biến. Temu đầu tư gần 500 triệu đô la Mỹ vào tiếp thị và quảng cáo mỗi quý, tức là 2 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, hướng vào việc mở rộng cơ sở khách hàng của họ thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, biểu ngữ hiển thị và tìm kiếm trả phí.
Temu có ứng dụng và trang web này đầy màu sắc, ngập tràn các ưu đãi và chương trình khuyến mãi. Một số người mua hàng đã tận dụng thành công chương trình khuyến mãi từ việc giới thiệu bạn bè, từ đó đặt hàng mà không cần trả tiền. Temu dùng câu khẩu hiệu “mua như một tỷ phú” để khuyến khích người dùng mua sắm. Trải nghiệm mua sắm được gamification với các vòng quay giải thưởng và hệ thống thưởng. Công ty cũng tận dụng tâm lý FOMO của người mua bằng các bộ đếm ngược thời gian và chương trình giảm giá.
Tuy nhiên, đối với một số người, ứng dụng này đã làm cho họ cảm thấy như bị lừa đảo. Vì sau khi cố gắng liên tục giới thiệu bạn bè thì họ lại không nhận được những ưu đãi đã hứa. Temu cũng đối diện với cáo buộc về vấn đề bảo mật dữ liệu, giống như các ứng dụng Trung Quốc khác đã gặp trong nhiều năm qua.
Đi cùng với sự thành công là tranh cãi, Temu vẫn đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của người theo dõi và những người làm trong ngành. Liệu mô hình kinh doanh lấy giá rẻ đặt lên đầu của Temu có thể tiếp tục trong tương lai và có còn bền vững không, đây đúng thật là một câu hỏi lớn.