Trong cuộc đua về trí tuệ nhân tạo, có phải Apple đang bị bỏ lại sau với Siri?
Trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào sử dụng từ nhiều năm trước, ngay cả trong những điều nhỏ nhặt như nhận dạng khuôn mặt trong ảnh hay đề xuất nội dung trên các ứng dụng. Tuy nhiên, gần đây chúng ta mới được thấy tiềm năng phát triển khủng khiếp của trí tuệ nhân tạo. Các công nghệ trí tuệ nhân tạo của OpenAI hay Microsoft này đang thay đổi cách mà con người làm việc. Đồng thời bỏ xa Apple lại phía sau với trợ lí ảo Siri.
Apple khởi đầu trào lưu với Siri, nhưng nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Không thể nói về trí tuệ nhân tạo mà không nhắc đến Siri. Trợ lý ảo của Apple được giới thiệu chính thức vào năm 2011. Siri có khả năng hiểu được nhiều câu lệnh để giúp người dùng tìm kiếm trên web. Tất nhiên, Apple đã tham vọng với Siri, bằng cách đã cài nó vào iPhone 4S – điện thoại hiện đại nhất vào lúc đó.
Ở thời điểm đó, khả năng của Siri khá ấn tượng, tuy vẫn còn nhiều hạn chế. Siri có thể hiển thị thời tiết, đặt hẹn giờ, tìm kiếm trên web, thực hiện cuộc gọi, phát nhạc hoặc tạo lời nhắc. Siri hoạt động dựa trên các lệnh thoại. Apple luôn nói rằng đó chỉ là khởi đầu. Nhưng rốt cuộc, Siri không bao giờ đạt được tiềm năng mà người dùng mong đợi.
Nhưng đã nhiều năm trôi qua và Siri có quá ít sự thay đổi. Dù phần mềm trợ lý ảo này đã hỗ trợ cho các ngôn ngữ mới và thay đổi giao diện mới nhưng chưa bao giờ có gì đột phá về cách hoạt động. Không những thế, các đối thủ khác đã nhanh chân phát triển công nghệ trợ lý thoại bằng giọng nói cho riêng mình. Ví dụ như Microsoft đưa ra Cortana và Alexa của Amazon. Trong khi các đối thủ đã nỗ lực để làm cho trợ lý của họ thông minh hơn, Siri vẫn giống như năm 2011.
Kỷ nguyên mới cho công nghệ trợ lý ảo
Gần 12 năm sau khi Siri ra mắt, trí tuệ nhân tạo đã trở nên tiên tiến hơn bao giờ hết. Các công cụ như ChatGPT đã cho thấy trợ lý ảo có thể suy nghĩ và thậm chí tạo ra nội dung mới thay vì chỉ cung cấp câu trả lời ngắn gọn cho các lệnh rõ ràng.
Một nhà phát triển đã chia sẻ lên trang Twitter rằng GPT-4 có thể tạo ra các ứng dụng iPhone bằng ngôn ngữ SwiftUI của Apple. Một ví dụ tuyệt vời khác là công nghệ tóm tắt văn bản của Brave Search, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra một bản tóm tắt ngắn gọn dựa trên nhiều nguồn về những gì người dùng quan tâm.
Xem thêm: Combo Chat GPT tích hợp cùng Siri – Bạn đã biết cách cài đặt?
hey gpt4, make me an iPhone app that recommends 5 new movies every day + trailers + where to watch.
My ambitions grew as we went along 👇 pic.twitter.com/oPUzT5Bjzi
— Morten Just (@mortenjust) March 15, 2023
Gần đây nhất, Microsoft đã thông báo rằng họ đang ứng dụng GPT-4 vào bộ công cụ sản xuất của Office với tính năng “Copilot” mới. Với tính năng này, người dùng sẽ có thể mở PowerPoint và yêu cầu ứng dụng tạo ra một bài thuyết trình đầy đủ chỉ bằng lệnh mà người dùng yêu cầu. Và trong khi những công ty này đã phát hành sản phẩm với một thế hệ mới của các trợ lý ảo, Apple vẫn bị mắc kẹt với Siri.
Apple dường như đã thua cuộc đua công nghệ AI, khi các đối thủ đã tung ra những trợ lý có thể tạo ra văn bản, hình ảnh và thậm chí xây dựng phần mềm mới theo vài dòng lệnh của người dùng. Trong khi Siri hiện tại đang phải nhận rất nhiều than phiền từ người dùng về cách cô trợ lý này còn không thể hiểu các lệnh cơ bản. Cuộc đua về trí tuệ nhân tạo đang ngày càng trở nên hấp dẫn và quyết liệt hơn bao giờ hết. Các công ty công nghệ hàng đầu của thế giới như Google, Microsoft, Amazon, Facebook đang dồn lực để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông minh hơn, đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Xem thêm: Sự trỗi dậy của các chatbot trị liệu: có nên tin tưởng AI về sức khỏe tinh thần?