Tại sao AI cuối cùng rồi cũng thua con người trong cuộc chiến sáng tạo?
Khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tiến bộ, các nghệ sĩ dần phát hiện ra mình đang tiến vào một thời kì chưa từng có – thời kì sự sáng tạo có thể tự sảng sinh hàng loạt. Hình ảnh được tạo ra chỉ trong vài giây; hàng triệu bức ảnh được tạo ra mỗi ngày bằng AI; và những bức ảnh này thậm chí còn tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thi nghệ thuật.
Cùng lắng nghe những chia sẻ của Ahmed Elgammal, một giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Rutgers, để tìm hiểu về sự bùng nổ của nghệ thuật AI và liệu nó có thể thay thế con người trong việc sáng tạo.
Công nghệ tạo hình ảnh bằng AI hoạt động ra sao?
5 năm trước, có một phiên bản AI là Generative Adversarial Networks (GANs). Công nghệ này sẽ học từ các hình ảnh có sẵn và cố gắng tạo ra các kết quả tương tự. Điều này đã mang lại một cuộc cách mạng và nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu sử dụng nó.
Sau đó, xuất hiện thế hệ AI sử dụng văn bản để tạo ra hình ảnh, để con người có thêm sự kiểm soát về những gì đang được tạo ra. Điều này hoạt động bằng cách huấn luyện mô hình trên nhiều hình ảnh và văn bản kèm theo để AI hiểu từ ngữ nào sẽ khớp đến hình ảnh nào.
Vì dụ, trong một hình ảnh về một con chim đậu trên một cành cây, AI đoán xem cành cây và con chim ở đâu, và cộng đồng sẽ báo cáo kết quả liệu AI đã đoán đúng hay sai. Bằng cách làm này, AI đã học được hàng tỷ hình ảnh và từ ngữ.
Xem thêm: Spotify áp dụng AI vào quảng cáo – Có thể nhại lại các giọng nói nổi tiếng
Tại sao AI gặp khó khăn tạo ra các hình dạng phức tạp?
Công nghệ AI gặp khó khăn trong việc tạo ra những thứ nhỏ bởi vì công nghệ này được huấn luyện để tối ưu hóa hình ảnh một cách tổng thể, nhưng lại thiếu tính chi tiết.
AI bỏ qua những chi tiết sai sót nhỏ mà con người có thể dễ dàng nhận biết – như một tay có 6 ngón hoặc một người có 3 chân. Đối với AI, chúng sẽ không thể nhận ra sự khác biệt giữa những chi tiết nhỏ này.
Mất bao nhiêu năng lượng để AI tạo ra hình ảnh?
Quá trình huấn luyện cho những mô hình này đòi hỏi rất nhiều thời gian; và thời gian cũng đồng nghĩa với việc tốn nhiều năng lượng. AI cần được chạy trên đơn vị xử lý đồ họa (GPU) trong nhiều tuần để xử lý hàng tỷ hình ảnh. Và sau đó, các lập trình viên cần sửa đổi hệ thống nhiều lần để tối ưu quá trình.
Nhưng ngay cả sau khi AI được huấn luyện, chúng cần hoạt động liên tục trên một GPU với hàng triệu bộ xử lý, và đây là các thiết bị tiêu thụ năng lượng rất lớn. Để chúng chạy trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến việc tiêu thụ năng lượng lớn, từ đó ảnh hưởng đến môi trường.
Còn luật về bản quyền phải giải quyết như thế nào?
Vấn đề bản quyền phát sinh từ việc công cụ hình ảnh AI hiện tại chủ yếu được huấn luyện trên hàng tỷ hình ảnh. Tuy nhiên, ở thời điểm mấy năm trước, đây không phải là một vấn đề, vì khi đó các nghệ sĩ huấn luyện AI bằng chính các tác phẩm riêng của họ.
Vấn đề bản quyền chỉ xảy ra khi AI sử dụng hàng triệu hình ảnh được lấy từ internet mà không có sự đồng ý của nghệ sĩ. Mặc dù điều này là không tuân thủ đạo đức, nhưng nó lại không vi phạm bất kỳ luật bản quyền nào. AI tạo ra phiên bản biến đổi của hình ảnh, không phải sao chép y hệt.
Vi vậy cộng đồng sáng tạo phải nên tự bảo vệ nhau. Nhắc nhở các nghệ sĩ rằng họ có thể sử dụng AI đối với hình ảnh của riêng bạn, nhưng đừng ăn cắp chất xám của người khác.
Liệu AI có thể học được sự sáng tạo và cảm xúc để tạo ra nghệ thuật không?
Cái hạn chế của công nghệ AI hiện tại là nó chỉ biết sao chép và xào nấu lại công việc của con người. AI còn phải được kiểm soát bởi con người để tạo ra một cái gì đó hữu ích. AI là một công cụ tuyệt vời, nhưng không phải là một thứ có thể sáng tạo một cách tự nhiên.
Đã có nhóm thử nghiệm sử dụng AI để tạo ra bản Symphony thứ 10 của Beethoven. Trước đó họ đã đào tạo công cụ AI này với rất nhiều bản nhạc cổ điển và sau đó chúng đọc vào những bản phác thảo mà Beethoven để lại để tạo ra bản tổng phổ. Ví dụ này cho thấy sử dụng AI trong môi trường sáng tạo có thể được hiểu là một quá trình sáng tạo chủ yếu do con người thực hiện và AI chỉ làm theo các quy tắc để tạo ra nội dung cho họ.
Liệu AI có phải là một phong trào nghệ thuật mới?
AI có thể được coi là một phong trào nghệ thuật mới, tương tự như chủ nghĩa ấn tượng hay hiện đại, trong một số mặt khác nhau. Trên thực tế, trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển và sử dụng AI trong nghệ thuật, đặc biệt là trong việc tạo ra hình ảnh và âm nhạc. Tuy nhiên, so với chủ nghĩa ấn tượng hay hiện đại, sự sáng tạo của AI vẫn có một số hạn chế. Hiện tại, AI vẫn phụ thuộc chủ yếu vào con người để điều khiển và tạo ra nghệ thuật có giá trị. Mặc dù AI có khả năng tạo ra những tác phẩm thực tế và đẹp mắt, nhưng nó thiếu khả năng gây ngạc nhiên, kỳ dị và mang lại hiệu ứng siêu thực như chủ nghĩa ấn tượng hay hiện đại. Do đó, có thể nói rằng AI đóng vai trò như một phong cách nghệ thuật mới, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho sự sáng tạo và cảm xúc của con người trong việc tạo ra nghệ thuật tuyệt vời.
Xem thêm: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) : nền tảng cho các ứng dụng AI tiên tiến