Các sự kiện trong Scrum

Trong tiến trình hiện thực hoá, chuyển đổi ý tưởng thành sản phẩm, các sự kiện trong Scrum được ví như sợi dây giúp liên kết các thành viên nhóm Scrum bao gồm: Product Owner, Nhóm phát triển (Development Team/Developer) và Scrum Master.

Cụ thể, Scrum được định nghĩa bởi 4 sự kiện: Lập kế hoạch Sprint (Sprint Planning), Scrum hàng ngày (Daily Scrum), Sơ kết Sprint (Sprint Review) và Cải tiến Sprint (Sprint Retrospective). Mỗi sự kiện đảm nhận một vai trò khác nhau, cùng kết hợp để tạo ra những sprint thành công, giúp đạt mục tiêu cả nhóm đề ra.

Để nắm bắt được cốt lõi các sự kiện Scrum, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về Sprint. Bởi, cả 4 sự kiện trong Scrum đều được thực hiện trong một Sprint.

Các sự kiện trong Scrum
Cả 4 sự kiện trong Scrum đều diễn ra trong một Sprint (Nguồn ảnh: Học viện Agile)

Sprint là gì?

Theo Scrum guide, Sprint được định nghĩa là:

“Sprints are the heartbeat of Scrum, where ideas are turned into value”

Nói một cách đơn giản, Sprint chính là một giai đoạn ngắn trong dự án. Scrum xem giai đoạn này như một dự án nhỏ. Các Sprint đóng vai trò như những nhịp tim đối với Scrum, liên tục tạo ra giá trị và lấy về phản hồi làm tiền đề cho Sprint kế tiếp. Một Sprint mới sẽ bắt đầu ngay khi Sprint trước kết thúc.

Sprint được đóng khung thời gian, có độ dài không quá một tháng và nhất quán trong suốt quá trình phát triển. Nếu Sprint quá dài, Mục tiêu Sprint (Sprint Goal) dễ trở nên không phù hợp, sự phức tạp có thể xuất hiện khiến rủi ro tăng lên.

Sprint được đóng khung với độ dài tối đa 4 tuần
Sprint được đóng khung thời gian với độ dài từ 1 – 4 tuần (Nguồn ảnh: Internet)

Những lưu ý trong Sprint

  • Không cho phép bất kỳ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến Mục tiêu Sprint
  • Thành phần Nhóm Phát triển được giữ nguyên
  • Mục tiêu chất lượng không được cắt giảm
  • Phạm vi có thể được làm rõ và tái thương lượng giữa Product Owner và Nhóm Phát triển.

Các sự kiện trong Scrum

Sprint Planning – Lập kế hoạch Sprint

Là sự kiện diễn ra ở đầu mỗi Sprint nhằm sắp đặt công việc cho toàn bộ Sprint. Bản kế hoạch được lập ra trong buổi họp này là kết quả từ sự cộng tác của toàn bộ thành viên trong nhóm Scrum.

Buổi Lập kế hoạch Sprint đề cập đến 3 chủ đề sau:

  1. Mục tiêu của Sprint là gì?
  2. Những gì có thể được hoàn tất trong Sprint?
  3. Phải làm gì để hoàn tất các công việc đã chọn?

Buổi Sprint Planning có thời gian giới hạn tối đa là 8 tiếng cho Sprint 1 tháng. Với những Sprint ngắn, sự kiện này sẽ ngắn hơn.

Daily Scrum – Scrum Hằng ngày

Là cuộc họp ngắn diễn ra hằng ngày với thời lượng không quá 15 phút. Mục đích của Daily Scrum nhằm kiểm tra tiến độ hoàn thành Sprint Goal và thay đổi Sprint Backlog nếu cần thiết, thông qua điều chỉnh những công việc đã được lên kế hoạch.

Buổi Scrum Hằng ngày được khuyến khích thực hiện tại một địa điểm và khung thời gian cố định. Việc lựa chọn thời điểm tùy thuộc vào nhóm. Điều quan trọng là đảm bảo sự kiện này luôn luôn diễn ra đúng thời điểm đã lựa chọn nhằm tạo ra thói quen và không biến Daily Scrum thành một sự kiện phức tạp.

Sprint Review – Sơ kết Sprint

Buổi sơ kết Sprint
Buổi sơ kết giúp kiểm tra và đánh giá công việc đã được thực hiện trong Sprint (Nguồn ảnh: Internet)

Sprint Review là sự kiện diễn ra ở cuối Sprint nhằm thanh tra và thích nghi sản phẩm đang được xây dựng. Sự kiện bao gồm 2 hoạt động chính đó là dùng thử sản phẩm và thảo luận về tình hình của sản phẩm, hướng đi tiếp theo cùng những điều chỉnh đối với sản phẩm nếu cần thiết.

Mục đích của Sprint Review là để kiểm tra kết quả của Sprint và xác định những thích ứng trong tương lai. Sprint Review được giới hạn thời gian tối đa trong bốn tiếng cho Sprint một tháng. Với những Sprint ngắn hơn, sự kiện này sẽ diễn ra ngắn hơn.

Sprint Retrospective – Cải tiến Sprint

Sprint Retrospective là sự kiện diễn ra ngay sau buổi Sơ kết Sprint nhằm mục đích thanh tra và thích nghi quy trình làm việc. Đây là dịp giúp nhóm Scrum nhìn lại quá trình làm việc của một Sprint, qua đó xác định những cải tiến cần thiết để tăng chất lượng và hiệu quả ở Sprint sau.

Sprint Retrospective được đóng khung trong 3 giờ đối với Sprint 1 tháng. Với các Sprint ngắn hơn thì thời gian có thể ngắn hơn, vào khoảng 45 phút tương ứng với Sprint 1 tuần.

Vậy phải chăng Scrum đang yêu cầu “họp quá nhiều”?

Câu trả lời là: Không.

Mặc dù mỗi sự kiện Scrum đều đòi hỏi sự tham gia của các thành viên trong team; và theo tính toán, trung bình mỗi ngày các thành viên sẽ phải mất khoảng 1 giờ cho việc tham dự các sự kiện này, tuy nhiên mỗi sự kiện đều có mục đích rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả công việc và làm giảm thiểu nhu cầu các cuộc họp không được định nghĩa trong Scrum.

Lợi ích của các sự kiện trong Scrum
Một lợi ích nổi bật của các sự kiện trong Scrum là giảm thiểu những cuộc họp nhàm chán và không cần thiết. (Nguồn ảnh: Maryland Today)

Nhờ những “buổi họp” giữ nhịp như Daily stand up meeting và các cuộc họp tuần: Sprint Planning, Sprint Review, Retrospective mà dòng chảy công việc dù làm ở văn phòng hay remote đều vẫn sẽ diễn tiến đều đặn để đến gần hơn mục tiêu tuần – tháng – quý của cả team và toàn công ty. 

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...