Tổng quan về nhóm Scrum

Nhóm Scrum là nhóm tự tổ chức (tự quản) và liên chức năng bao gồm Product Owner (PO), Nhà phát triển (Development Team/Developer) và Scrum Master. Với 2 đặc điểm và 3 vai trò, mô hình nhóm Scrum được thiết kế để tối ưu hóa sự linh hoạt, sáng tạo và năng suất.

Nhóm liên chức năng

Nhóm liên chức năng là nhóm có đầy đủ kỹ năng để hoàn thành công việc, không phụ thuộc vào những người ngoài nhóm. Việc phối hợp nhịp nhàng tổng thể các kỹ năng của tất cả thành viên sẽ giúp nhóm thực hiện một chức năng nhất định nào đó (ví dụ: chức năng sản xuất phần mềm, chức năng sản xuất ô tô, chức năng vận hành nhà máy). Các thành viên trong cùng nhóm sẽ có chung mục tiêu. Các định danh công việc thông thường cũng không còn, mà chỉ tồn tại duy nhất 3 vai trò: Product Owner, Nhà Phát Triển (Developer) và Scrum Master.

Nhóm tự quản

Nhóm tự quản là nhóm tự làm việc, không ai ra lệnh cho nhóm cách hoàn thành công việc. Nhóm được trao quyền, cùng đưa ra quyết định và chủ động trong việc lập kế hoạch.

Để quá trình tự quản được thực hiện, bên cạnh việc được trao quyền quyết định, các thông tin dự án luôn phải minh bạch (backlog, biểu đồ burndown, vấn đề phát sinh). Nhóm phải tự thanh tra, điều chỉnh, thích nghi bằng Scrum Hằng ngày, Sơ kết và Cải tiến. Bên cạnh đó, nhóm cần trang bị định nghĩa Hoàn thành, cùng các “tiêu chuẩn” khác để tự kiểm tra. Ngoài ra, việc thống nhất quy ước làm việc nhóm (Working Agreement) cũng vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo quá trình tự quản này.

Các quy ước làm việc thông thường sẽ bao gồm tầm nhìn/sứ mệnh (vision/mission), giá trị cốt lõi (dũng cảm, tập trung, cam kết, cởi mở, tôn trọng), các quy định thưởng – phạt cụ thể.

Scrum Master

Scrum Master là lãnh đạo phụng sự Product Owner, Nhà phát triển và Tổ chức. Scrum Master đồng thời là cố vấn, nhân tố thay đổi, giải quyết vấn đề, bảo vệ nhóm làm việc tập trung và dành toàn thời gian làm việc để chịu trách nhiệm về Scrum.

Đáng chú ý, Scrum Master không phải là quản lý dự án (không phải giao việc và kiểm soát theo mô hình kim tự tháp từ trên xuống), không phải là cá nhân nắm quyền đối với nhóm, không phải là siêu nhân thiết kế và càng không phải là vị trí mà ai làm cũng được.

Công việc hằng ngày của Scrum Master bao gồm:

  • Tổ chức các cuộc họp (chính thức và không chính thức)
  • Thanh tra, thu thập và minh bạch hóa thông tin bằng cách quan sát, hỏi, điều tra nguyên nhân các vấn đề phát sinh
  • Loại bỏ trở ngại thông qua việc duy trì impediment backlog và tháo dỡ dần dần
  • Tìm kiếm cải tiến trong cách thức làm việc của Product Owner, Nhà phát triển. Scrum Master cũng tìm kiếm cải tiến trong việc sử dụng các kỹ thuật, cách thức làm việc của tổ chức, đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho các đối tượng khác nhau trong nhóm Scrum

Trong cách quản lý truyền thống, người quản lý ra lệnh và đảm bảo mệnh lệnh được thực thi. Người quản lý cũng là người ra quyết định, giới hạn khả năng tiếp cận thông tin và tài nguyên đối với nhân viên.

Tuy nhiên, trong mô hình Scrum, mọi người quyết định việc cần làm và cách thức triển khai. Không cá nhân riêng lẻ nào có khả năng ra quyết định. Quyết định được đưa ra khi cả nhóm đồng thuận. Thông tin về toàn bộ dự án nhằm phục vụ chức năng cũng phải luôn minh bạch.

Product Owner

Product Owner có 6 nhiệm vụ chính, bao gồm:

  1. Tìm hiểu và phân tích kỹ về sản phẩm
  2. Đánh giá giá trị và sắp xếp các hạng mục Product Backlog
  3. Tối ưu hóa lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
  4. Duy trì Product Backlog minh bạch
  5. Giải thích cho Nhà phát triển về các hạng mục Product Backlog
  6. Theo dõi tiến độ phát triển sản phẩm

Để hoàn thành 6 nhiệm vụ chính kể trên, Product Owner cần được trao quyền quyết định, phải có hiểu biết về lĩnh vực sản phẩm, phải dành đủ thời gian cho công việc và phải có kỹ năng giao tiếp, thương lượng.

Nhà phát triển

Công việc chính của Nhà phát triển bao gồm: Lập kế hoạch cho Sprint, Sprint Backlog, nâng cao chất lượng bằng cách tuân thủ định nghĩa Hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch của họ mỗi ngày để đạt được mục tiêu Sprint, chuyển giao Phần tăng trưởng cuối mỗi Sprint.

Số lượng Nhà phát triển nên từ 3 tới 9 và được giữ ổn định. Trong một nghiên cứu do giáo sư Hackman (thuộc Đại học Harvard) thực hiện vào năm 1970, số lượng thành viên lý tưởng để một đội nhóm hoạt động hiệu quả là 4.6 người. Trong khi đó, tại Amazon, Jeff Bezos lại thực hiện quy tắc hai chiếc bánh pizza (the 2-pizza rule). Theo đó, Jeff Bezos cho biết, sẽ không bao giờ có cuộc họp mà hai chiếc pizza không đủ để cả nhóm cùng ăn.

 

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...