Ngôn ngữ lập trình: Hiểu để chọn đúng!

Ngôn ngữ lập trình (Programming Language) là công cụ không thể thiếu trong quá trình tạo ra các phần mềm, ứng dụng cũng như các nền tảng mạng xã hội chúng ta đang sử dụng. Theo thống kê, có khoảng hơn 700 ngôn ngữ  lập trình khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các kỹ sư IT chỉ cần thông thạo một vài ngôn ngữ nhất định. Hãy cùng Techie tìm hiểu rõ hơn qua nội dung sau đây!

Hiểu đúng về ngôn ngữ lập trình

Khái niệm

Để giao tiếp với một người, chúng ta cần một ngôn ngữ cụ thể. Tương tự, để giao tiếp với máy tính, lập trình viên cũng cần có ngôn ngữ giao tiếp riêng – chính là ngôn ngữ lập trình.

Định nghĩa một cách đơn giản, ngôn ngữ trong lập trình là tập hợp các câu lệnh để máy tính thực hiện những tác vụ cụ thể. Bởi vì máy tính sử dụng hệ nhị phân (các chuỗi 0 và 1), do đó ngôn ngữ này cho phép chúng ta có thể dịch chuỗi nhị phân thành thứ mà con người có thể hiểu và viết. Hay nói cách khác, nó chính là “cầu nối” để con người điều khiển các thiết bị điện tử, chương trình máy tính.

Cấu trúc

Về cơ bản, cấu trúc của ngôn ngữ lập trình gồm 3 thành phần chính. Đó là: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

  • Bảng chữ cái

Là tập hợp các ký tự quy định để viết chương trình. Trong pascal, chúng bao gồm: 26 chữ cái thường và in hoa, 10 chữ số thập phân và các ký tự đặc biệt.

  • Cú pháp

Là hình thức của câu lệnh để viết chương trình. Mỗi ngôn ngữ sẽ có cú pháp viết câu lệnh khác nhau.

  • Ngữ nghĩa

Là ý nghĩa của câu lệnh, tương ứng với tác vụ máy tính cần thực hiện.

Cấu trúc của ngôn ngữ lập trình
Cú pháp của ngôn ngữ lập trình tương ứng với tác vụ cụ thể

Thế nào là ngôn ngữ lập trình bậc cao?

Ngôn ngữ lập trình máy tính có thể được chia thành 2 nhóm: ngôn ngữ bậc cao và bậc thấp. Ngôn ngữ bậc thấp liên quan chặt chẽ đến phần cứng của máy tính. Trong khi đó ngôn ngữ bậc cao (high – level programming language) là dạng ngôn ngữ có tính trừu tượng cao và gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên. Nhờ đó, lập trình viên sẽ dễ dàng thao tác với máy tính mà không cần quan tâm đến phần cứng.

Cụ thể hơn, ngôn ngữ bậc cao được sử dụng để viết các phần mềm, ứng dụng hoạt động trên nhiều nền tảng kiến trúc khác nhau. Nó có tính độc lập và ít bị phụ thuộc vào thiết bị xử lý hay trình dịch thuật.

Các ngôn ngữ phổ biến mà lập trình viên đang sử dụng hiện nay đều được xếp vào nhóm ngôn ngữ lập trình bậc cao. Do cú pháp gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên, việc học cũng như đọc hiểu và viết ngôn ngữ bậc cao sẽ đơn giản hơn so với ngôn ngữ bậc thấp.

Các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay

Ngôn ngữ Pascal

Pascal là ngôn ngữ lập trình theo dạng mệnh lệnh và thủ tục. Cú pháp Pascal có đặc điểm logic, rõ ràng, dễ sửa chữa và cải tiến. Trong lĩnh vực IT, Pascal là nền tảng đại cương để phát triển các ngôn ngữ khác. Vì lẽ đó mà ngôn ngữ này đã được phần lớn chúng ta làm quen qua từ kiến thức Tin học THCS.

Game Flappy Bird chạy trên ngôn ngữ Pascal
Game Flappy Bird đình đám chạy trên nền tảng ngôn ngữ lập trình Pascal

Hiện, Pascal không còn là ngôn ngữ thông dụng. Tuy nhiên, nó vẫn là kiến thức nền tảng quan trọng đối với lập trình viên. Mặt khác, Pascal vẫn có thể đem đến nhiều ứng dụng hữu ích. Điển hình như game Flappy Bird được sáng tạo dựa trên nền tảng Pascal.

>> Xem thêm: Giải đáp từ A đến Z về Pascal

Ngôn ngữ lập trình C

C là ngôn ngữ nền tảng cho các ngôn ngữ phổ biến như C++, C#, Java… Một khi đã thành thạo về ngôn ngữ C thì việc chinh phục các ngôn ngữ khác sẽ dễ hơn đáng kể. 

Bên cạnh việc được sử dụng để viết ra các ngôn ngữ lập trình mới, ngôn ngữ C cho phép xây dựng hệ điều hành, các thiết bị phần cứng, trình điều khiển… trên máy tính và thiết bị điện tử.

  • Ngôn ngữ C++

C++ được mở rộng từ ngôn ngữ C. C++ được ứng dụng rộng rãi từ máy tính đến công nghệ VR. Và là nền tảng cho lập trình viên để tiếp cận với các ngôn ngữ khác trong lập trình.

  • Ngôn ngữ C#

C# là một biến thể ngôn ngữ nhanh và an toàn hơn so với C. Ngôn ngữ C được tích hợp với khung phần mềm NET. của Microsoft với mục đích hỗ trợ cho các ứng dụng trên Windows.

Ngôn ngữ JavaScript

JavaScript là một trong những ngôn ngữ dùng trong lập trình phổ biến nhất hiện nay. Nhờ đặc tính thân thiện với cả front-end và back-end, Java Script được sử dụng để phát triển các lĩnh vực đa dạng như: website, games, ứng dụng chi động… Chương trình viết bằng JavaScript cho phép sử dụng trực tiếp trên trình duyệt mà không cần phải tải ứng dụng về máy. Bên cạnh đó, các tiện ích, chức năng mở rộng được viết bằng ngôn ngữ này cũng được chạy trực tiếp.

Tuy vậy, JavaScript vẫn tồn tại một số nhược điểm. Nó có thể mã hóa tự động bật các quảng cáo chứa nội dung độc hại trên máy người dùng. Do đó, hiện có một vài trình duyệt đang vô hiệu hóa mã JavaScript.

Ngôn ngữ Java

Nghe tưởng chừng như “họ hàng” nhưng thực tế, Java là ngôn ngữ lập trình hoàn toàn độc lập với JavaScript. 

Java là ngôn ngữ có tính ổn định, bảo mật cao, thường được dùng để phát triển web, máy chủ, desktop, games…  đặc biệt là các ứng dụng trên nền tảng Android. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Java được lựa chọn để xây dựng hệ thống cho các doanh nghiệp quy mô lớn. Một số dự án tiêu biểu được lập trình bằng Java có thể kể đến là Linkedin, Netflix, Amazon, Spotify…

>> Xem thêm: 10 phút hiểu về ngôn ngữ Java

Ngôn ngữ PHP

PHP
Ước tính, có khoảng trên 80% trang web trên toàn cầu lập trình với PHP

PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ đa mục đích, được dùng để phát triển các ứng dụng trên mã nguồn mở. Với đặc tính thân thiện, dễ dàng nhúng vào HTMN để lập trình duyệt web, PHP được sử dụng rộng rãi cho nhiều hệ thống doanh nghiệp. Theo thống kê, có đến 83% trang web trên toàn cầu được lập trình với ngôn ngữ PHP.

Một số sản phẩm tiêu biểu được xây dựng bằng PHP có thể kể đến là Wikipedia, Facebook, Yahoo!… Mặc dù vậy, ngôn ngữ này vẫn có một số nhược điểm: cấu trúc dài dòng và đôi khi bị lỗi bảo mật.

Ngôn ngữ Python

Là ngôn ngữ lập trình đa năng, có cú pháp đơn giản và dễ hiểu, Python được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Phổ biến như AI (Công nghệ trí tuệ nhân tạo) và Data Science (Khoa học dữ liệu).

Ngôn ngữ này được các chuyên gia trong ngành đánh giá là dễ sử dụng. Tuy vậy, nó không thật sự phù hợp để xây dựng các ứng dụng trên di động, mà chủ yếu chỉ để phát triển web. Trong một số trường hợp, Python được tích hợp với các ngôn ngữ phổ biến như C và C ++.

Ngôn ngữ Ruby

Ruby là ngôn ngữ lập trình đối tượng, có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành như Windows, Mac, Unix… Ruby được sử dụng rộng rãi để xây dựng các ứng dụng web. Trong đó, khung công tác hàng đầu để chạy Ruby là Ruby on Rails.

Ruby thường được so sánh với Python vì sự tương đồng về mục đích sử dụng cũng như tính đơn giản, dễ đọc. Song thực tế, 2 loại ngôn ngữ này vẫn có nhiều sự khác biệt về mặt kỹ thuật.

Ngôn ngữ Swift

Ngôn ngữ Swift của Apple
Swift phục vụ cho việc phát triển các nền tảng ứng dụng trên iOS và macOSi

Swift là ngôn ngữ riêng của Apple. Ngôn ngữ này được tạo ra nhằm mục đích xây dựng và phát triển các ứng dụng độc quyền trên nền tảng iOS và MacOS. Swift sở hữu nhiều ưu điểm: hiện đại, đơn giản, dễ đọc, chạy mã nhanh, độ an toàn cao, có thể phát triển trên cả máy chủ và máy khách.

Swift được phát triển với mã nguồn mở. Ngôn ngữ này được đánh giá là sự kế thừa của ngôn ngữ C.

Là ngôn ngữ vẫn còn tương đối mới mẻ, thường xuyên cập nhật mới, Swift đôi khi khiến các lập trình viên lo ngại về độ tương thích so với các phiên bản trước đó. Mặt khác, nó cũng thiếu hỗ trợ cho các phiên bản iOS cũ.

Các hướng chọn ngôn ngữ cho Developer

Với hàng chục loại ngôn ngữ lập trình phổ biến, việc lựa chọn ngôn ngữ nào để phát triển có lẽ sẽ là mối bận tâm của các bạn trẻ – những Developer tương lai đang tìm hướng đi cho mình. Trên thực tế, bạn chỉ cần có kiến thức nền tảng và  “làm chủ” một vài ngôn ngữ nhất định là đã có thể ứng dụng tốt trong công việc.

Lựa chọn ngôn ngữ cho lập trình viên
Việc chọn ngôn ngữ lập trình cần được dựa trên lĩnh vực công việc mà bạn hướng đến

Dưới đây là các thiên hướng chọn ngôn ngữ tương ứng theo từng lĩnh vực:

  • Ứng dụng trên điện thoại (Mobile App): Javascript, Java, Swift, C++, C#, Kotlin, Objective-C, Python, HTML5…
  • Nền tảng website: HTML, Javascript, CSS, PHP, ASP.NET, Python, Java, Ruby, SQL, XML
  • Phát triển các ứng dụng game: Java, Python, C++, C#, Objective-C
  • Các ứng dụng công nghệ AI: Python, C++, R, Lisp, Prolog, Java, Julia, Haskell
  • Phát triển Robotics: Python, C/C++, Java, C#/.NET, MATLAB, LISP, BASIC/Pascal, Assembly Language
  • Machine Learning (Công nghệ máy học): Javascript, Java, Python, C++, C#, Julia, Shell, R, TypeScript, Scala
  • Các phần mềm, ứng dụng: Java, Ruby, Python, C, C++, C#, VB.SCRIPT, SQL

Làm chủ ngôn ngữ lập trình bậc cao

Lập trình viên (Developer)
Cần đầu tư thời gian học tập và thực hành để trở thành lập trình viên giỏi

Theo thống kê trong nhiều năm trở lại đây, lập trình viên luôn nằm trong top đầu những ngành nghề có thu nhập cao nhất. Tất nhiên, kèm theo đó sẽ là năng lực tương ứng. Một số tips dưới đây sẽ giúp các bạn đang theo đuổi nghề IT sớm “làm chủ” ngôn ngữ lập trình:

  • Nắm vững nền tảng trước khi học công nghệ nâng cao: việc bị thu hút bởi những công nghệ mới phổ biến như React, NodeJS,… có thể khiến bạn bị “lơ là” với các kiến thức nền tảng. Nhưng thực tế, các công nghệ mới đều được phát triển trên kiến thức nền tảng. Sự thiếu chuyên sâu sẽ khiến bạn khó làm chủ ngôn ngữ mình theo đuổi.
  • Review liên tục: cũng giống như các môn học khác, kiến thức cần được ôn tập thường xuyên để có thể ghi nhớ trong não bộ.
  • Thiết lập lộ trình học một cách khoa học, không nhồi nhét kiến thức.
  • Học đi đôi với viết code: chỉ có việc thực thành liên tục mới tạo ra sự tinh thông. Mặt khác, hãy tìm và tham gia vào các dự án thực tế để có sự tiến bộ nhanh hơn.

Kết luận

Gắn liền với lĩnh vực công nghệ, ngôn ngữ lập trình sẽ liên tục có sự phát triển và xuất hiện thêm nhiều ngôn ngữ mới trong tương lai. Tương ứng với các ngôn ngữ mới, Developer sẽ có thêm những cơ hội để giải quyết vấn đề và hiện thực hóa ý tưởng.

Với nội dung trên đây, Techie hy vọng bạn đọc đã nắm bắt tổng quan về ngôn ngữ lập trình, để từ đó ứng dụng vào việc học tập của mình.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...