Lý do chia tay sao mà đau lòng đến vậy?

Chia tay, một trong những trải nghiệm đầy cảm xúc và đau đớn mà hầu như ai trong chúng ta đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Đó có thể là một cuộc chia tay tình yêu, sự mất mát người thân, hoặc một loạt những biến đổi đáng tiếc. Trong bài viết này, cùng Techie khám phá những lý giải khoa học đằng sau những cảm xúc này và cách chúng ảnh hưởng đến tâm lý và cơ thể của con người nhé.

Một fun fact nho nhỏ là theo dữ liệu từ Facebook, ngày 11 tháng 12 là ngày mà các cặp đôi chọn để chia tay nhiều nhất. Sau khi chia tay, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, không thể ăn uống, không thể ngủ. Vậy tại sao cơ thể chúng ta lại phản ứng như vậy?

Lý do chia tay đau đớn dưới góc nhìn khoa học

khi chia tay tại sao chúng ta đau lòng
Tưởng đau lòng 1 chút, ai ngờ có thể giết bạn từ bên trong?

Những cảm xúc tiêu cực sau khi chia tay là kết quả của việc cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormone tiêu cực như cortisol, adrenaline và noradrenaline. Kèm theo sự giảm sút của các hormone hạnh phúc như serotonin và oxytocin trong cơ thể. Lý do chia tay có thể đến từ nhiều thứ, nhưng dù lý do gì nó đều đau cả.

Đã có một nghiên cứu về não bộ của những người vừa chia tay – thực hiện vào năm 2010 bởi 2 nhà tâm lý học Art Aron, Lucy Brown và Tiến sĩ sinh học Helen Fisher. Nghiên cứu sử dụng kết quả từ quá trình quét fMRI (hình ảnh cộng hưởng từ đa chức năng) – là công cụ xử lí hình ảnh thần kinh để đo hoạt động của não bằng cách phát hiện những thay đổi liên quan đến lưu lượng máu não – tức là, khi một khu vực cụ thể của não bộ đang được sử dụng, lưu lượng máu đến khu vực đó cũng sẽ tăng. Kết quả đã cho thấy rõ ràng việc thất tình cũng đau đớn không khác gì vết dao đâm.

Tác hại to lớn của việc chia tay

Tại Nhật Bản, khoảng một tháng sau trận động đất Chūetsu đã làm rung chuyển đất nước, làm 4.795 người bị thương và 68 người thiệt mạng vào năm 2004. Phụ nữ khu vực này bắt đầu đến bệnh viện với các triệu chứng đau ngực và khó thở. Tại các phòng cấp cứu, bác sĩ đã khám những bệnh nhân này bằng máy theo dõi ECG và thấy các biển đổi như bệnh đau tim. Tuy nhiên, các kiểm tra sau đó đã cho thấy các động mạch của họ không bị tắc nghẽn như trong các ca bệnh đau tim. Thay vào đó, trái tim của họ đã thay đổi hình dạng.

Lúc này các bác sĩ đã gọi các trường hợp này được chẩn đoán là bệnh tâm thần Takotsubo, hay còn gọi là “hội chứng trái tim tan vỡ”. Bệnh Takotsubo có đặc điểm và triệu chứng lâm sàng giống với hội chứng vành cấp, thường khởi phát sau những căng thẳng về cảm xúc (buồn phiền, sợ hãi…)

“Trái tim tan vỡ” không chỉ đơn giản là một biểu tượng trong thơ văn. Ngày nay, lên đến 7% trong tổng số các trường hợp nhập viện cấp cứu do bệnh tim đột ngột tại Nhật Bản được chẩn đoán là takotsubo. Hội chứng trái tim tan vỡ còn được gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng gây ra, căng thẳng làm rối loạn chức năng hoặc suy chức năng co bóp của cơ tim. Có đến 90% “bệnh nhân” của Takotsubo là phụ nữ, vì sao lại có sự chênh lệch giới tính ở căn bệnh lớn như vậy thì còn là một bí ẩn.

Các dịch vụ “hàn gắn” trái tim sau khi chia tay

Heartbreak hotel là gì
Khách sạn chuyên chữa trị “trái tim tan vỡ” tại Anh Quốc

Nhận thức được sự nguy hại chia tay. Tại Anh Quốc, mô hình “HeartBreak Hotel” mọc lên như nấm. Tại đây các khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ nghỉ dưỡng và trị liệu tâm lý.

Alice Haddon – cofounder của 1 trong những HeartBreak Hotel cho biết “Rất nhiều khách hàng của chúng tôi có triệu chứng của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm và lo âu. Điều quan trọng là phải biết vị trí tâm lý của mọi người từ góc độ lâm sàng. Tại đây, khách hàng sẽ không được sử dụng điện thoại, rượu, bởi chúng tôi cảm thấy bạn không nên làm tê liệt cảm xúc của mình, thay vào đó phải học cách quản lý và đối mặt với chúng”.

Xem thêm: Gặp gỡ các cặp đôi quyền lực trong ngành Tech

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...