Gamification là gì? Ứng dụng của gamification trong các lĩnh vực

Nếu bạn từng dùng phiếu tích điểm của các cửa hàng ăn uống thì bạn đã trải nghiệm một trong những ứng dụng của gamification rồi đấy! Tiếp xúc với gamification hằng ngày, hằng giờ nhưng “gamification là gì?” vẫn là một câu hỏi khó với nhiều người. Hôm nay, cùng Techie tìm hiểu nhé!

Gamification là gì?

Gamification là quá trình sử dụng yếu tố, cơ chế của trò chơi để tạo ra trải nghiệm thú vị và tăng tương tác của người dùng trong các hoạt động không phải là trò chơi. Nó áp dụng nguyên tắc của trò chơi như điểm số, cấp độ, thưởng, thách thức và cuộc thi vào các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, làm việc, sức khỏe, marketing.

Mục đích của gamification là truyền cảm hứng cho người dùng tương tác với các nội dung. Đặc biệt là những nội dung khô khan và thiếu thú vị, chẳng hạn như chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng chuyên môn.

gamification-la-gi
Gamification là gì?

Các cơ chế trò chơi được sử dụng trong gamification là gì?

Mục tiêu: Hoàn thành nhiệm vụ và nhận phần thưởng, như huy hiệu hoặc điểm.
Trạng thái: Người dùng tăng cấp độ hoặc xếp hạng của họ thông qua việc hoàn thành các hoạt động. Bảng xếp hạng cho biết ai đang “chiến thắng” và truyền cảm hứng cho người dùng làm việc chăm chỉ hơn để cạnh tranh.
Cộng đồng: Người dùng được ghép nối hoặc đưa vào nhóm để giải quyết vấn đề, hoàn thành hoạt động hoặc đạt được mục tiêu.
Giáo dục: Các mẹo, thủ thuật và câu đố được cung cấp cho người dùng trong suốt quá trình.
Phần thưởng: Như đã đề cập ở trên, điểm và huy hiệu là những phần thưởng phổ biến và hữu ích. Các phần thưởng khác có thể là phiếu giảm giá hoặc thẻ quà tặng. Điều này thúc đẩy động lực của người dùng và duy trì mức độ tương tác cao.

Lợi ích của gamification trong các lĩnh vực

Giáo dục

Gamification trong giáo dục giúp tăng hứng thú và khả năng tiếp thu của học sinh, khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập. Nó cung cấp các yếu tố trò chơi như điểm số, thưởng, cấp độ, thách thức và cuộc thi để tạo động lực cho học sinh. Ngoài ra, gamification còn giúp cải thiện trí nhớ, khám phá kiến thức mới và phát triển các kỹ năng.

Ví dụ: Duolingo – ứng dụng học ngôn ngữ với hơn 500 triệu người dùng là ví dụ điển hình cho việc ứng dụng gamification trong học tập. Ứng dụng này sử dụng hệ thống điểm để đánh giá tiến độ học tập của người dùng. Số điểm này cũng quyết định vị thứ của họ so với những người dùng khác trên toàn thế giới để nhận về phần thưởng dưới dạng tiền tệ.

ung-dung-duolingo-gamification-la-gi
Duolingo giúp việc học trở nên thú vị hơn

Marketing

Gamification trong lĩnh vực tiếp thị nâng cao khả năng tương tác với khách hàng. Qua việc cung cấp thưởng, cuộc thi và các hoạt động gamified, các doanh nghiệp có thể tạo ra niềm vui và hứng thú cho khách hàng, từ đó gia tăng lòng trung thành và thúc đẩy doanh số.

Ví dụ: Shopee thường xuyên tổ chức trò chơi như vòng quay may mắn, ở người dùng có cơ hội quay và nhận được giải thưởng như mã giảm giá, điểm thưởng hoặc sản phẩm miễn phí. Các sự kiện như Flash Sale (bán hàng giới hạn thời gian) hoặc Shocking Sale (giảm giá bất ngờ) cũng có yếu tố gamification, khi người dùng cần nhanh tay mua hàng để nhận được ưu đãi.

shopee-dung-gamification-de-thu-hut-khach-hang
Trò chơi nông trại để tích xu của Shopee

Tổ chức

Trong môi trường làm việc, gamification được sử dụng để tăng cường động lực và gắn kết các nhân viên. Nó có thể áp dụng trong việc đạt được mục tiêu, đánh giá hiệu suất, học tập và phát triển kỹ năng. Gamification cũng giúp đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh và tạo sự gắn kết trong nhóm làm việc.

Ví dụ: Deloitte đã sử dụng gamification để nâng cao sự tham gia và hiệu suất của nhân viên trong quá trình đào tạo và phát triển. Họ đã phát triển một ứng dụng di động có tên “Deloitte Leadership Academy” kết hợp yếu tố trò chơi như điểm số, thảo luận và nhiệm vụ để khuyến khích việc học tập và tương tác.

Sức khỏe và thể dục

Gamification có thể trở thành một công cụ hữu ích để thúc đẩy các hoạt động thể chất. Ứng dụng di động và thiết bị đeo được sử dụng để ghi lại và theo dõi hoạt động vận động của người dùng. Những con số này được tính như là điểm số để tích lũy phần thưởng và khích lệ người dùng.

Ví dụ: Nike – công ty hàng đầu về mọi lĩnh vực thể thao, đã phát triển ứng dụng này để giúp thúc đẩy và thu hút người dùng trong hành trình rèn luyện sức khỏe của họ. Sử dụng bảng xếp hạng, thử thách, huy hiệu và danh hiệu, Nike+ cho phép người dùng thi đấu với các vận động viên trên khắp thế giới.

Lý do cho sự thu hút của gamification là gì?

Không chỉ là một trò chơi đơn thuần, gamification là một công cụ kích thích hoạt động của bộ não, mang lại cảm giác tích cực khi hoàn thành nhiệm vụ và giải tỏa những căng thẳng, lo lắng. Điều này buộc người tham gia quay lại tương tác với nội dung .

Gamification tạo ra câu chuyện xung quanh một chủ đề và câu chuyện giúp tạo ra những kết nối cảm xúc với nội dung. Khi người chơi tích cực tham gia vào câu chuyện, nó sẽ trở thành một trải nghiệm học tập và ghi nhớ hấp dẫn, thú vị hơn.

Đây là một vài thành công sau khi một công ty ứng dụng gamification hiệu quả:

  • Cải thiện 50% năng suất của nhân viên
  • Tăng 60% mức độ gắn kết của nhân viên
  • 83% nhân viên có động lực làm việc cao hơn
  • Điểm cao hơn 14% trong các bài đánh giá dựa trên kỹ năng

Kết luận:

Gamification sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm thú vị và tăng tương tác của người dùng. Hiểu “gamification là gì?” để tận dụng tối đa tiềm năng phát triển của nó. Ngoài ra, khi áp dụng gamification vào quá trình kinh doanh và quản lý của mình, các doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến tính sáng tạo và hình thức của trò chơi.
>> Xem thêm: Tranh NFT là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về tranh NFT

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...