Dove tránh dùng người mẫu AI trong quảng cáo nhằm tôn vinh vẻ đẹp đích thực

Một bộ phận phụ nữ và trẻ em gái đang cảm thấy bị áp lực phải thay đổi ngoại hình trước các nội dung do AI tạo ra. Đó là phát hiện trong một cuộc khảo sát mới nhất của Dove. Đây cũng là lý do thương hiệu này khẳng định sẽ không sử dụng người mẫu AI trong quảng cáo. Cùng Techie khám phá góc nhìn của Dove!

Nói không với người mẫu AI

Dove là thương hiệu chuyên về các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cá nhân, trực thuộc tập đoàn Unilever. Suốt 20 năm qua, Dove đã không ngừng “đấu tranh” để góp phần thay đổi nhận thức của mọi người về vẻ đẹp của phụ nữ với chiến dịch “Real Beauty”.

Giờ đây, khi các nhãn hàng đang “đua nhau” sử dụng các nội dung được sáng tạo bởi AI, Dove lại có cơ hội khẳng định giá trị của mình bằng cách “đi ngược dòng” với chiến dịch The Code thuộc series Real Beauty. Thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm chăm sóc tóc cho biết, hãng sẽ không bao giờ sử dụng hình ảnh người mẫu được tạo ra bởi công nghệ AI trong quảng cáo của mình. Thay vào đó, công ty sẽ tiếp tục sử dụng hình ảnh thật của phụ nữ. Còn AI chỉ đóng vai trò tạo ra những hình ảnh đa dạng hơn.

Dove nói không với người mẫu AI
Hình ảnh quảng bá chiến dịch của Dove

Động thái của Dove được đưa ra trong bối cách một loạt các thương hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc hằng ngày cũng như các chiến dịch quảng cáo. Trong khi đó, công nghệ AI dường như lại là “mối đe dọa” của Dove trên hành trình khẳng định sự tự tin và vẻ đẹp đích thực của phụ nữ.

Lý do đằng sau

Năm 2024, Dove đã khởi đầu chiến dịch “Real Beauty” sau khi được hỗ trợ bởi một nghiên cứu về cách phụ nữ và trẻ em gái nhìn nhận bản thân. Nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ có dưới 2% phụ nữ nghĩ rằng họ đẹp. Vì vậy, Dove bắt đầu quảng bá các hình ảnh không chỉnh sửa của người mẫu trong quảng cáo, nhằm chứng tỏ rằng mọi người đều xinh đẹp mà không cần trang điểm hay bị “ám ảnh” về một cơ thể hoàn hảo. Chiến dịch đã tạo nên một phong trào tích cực trong việc khẳng định vẻ đẹp thuần khiết của phụ nữ vào thập kỷ 2010.

Giờ đây, sau 20 năm, trong một cuộc thăm dò ý kiến hơn 33.000 người ở 20 quốc gia, Dove phát hiện rằng hơn 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy cần phải thay đổi ngoại hình của mình vì nội dung trực tuyến, bất kể dẫu họ biết rằng đó là hình ảnh được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Đó là lý do chiến dịch The Code ra đời.

The Code được xem như phiên bản nâng cấp của “Pure Imagination” – bài hát chủ đề trong bộ phim “Willy Wonka & The Chocolate Factory”. Trong TVC, người phụ nữ sử dụng công cụ AI để tìm kiếm hình ảnh với các từ khóa như “a gorgeous woman” (tạm dịch là người phụ nữ xinh đẹp) hay “a perfect skin” (làn da hoàn hảo), kết quả trả về đều là hình ảnh những cô gái với vẻ đẹp không tì vết – và tất nhiên là không có thật. Tuy nhiên, khi thêm từ khóa về Dove trên thanh tìm kiếm, công cụ đã trả về những hình ảnh khác biệt và đa dạng hơn. Dù không hoàn hảo đến từng cm như người mẫu AI, nhưng các hình ảnh này lại mang đến thiện cảm bởi sự chân thật. Đó cũng chính là vẻ đẹp mà Dove muốn khẳng định và mong AI có thể “học” được.

Đứng sau chiến dịch, Giám đốc Marketing của Dove là Alessandro Manfredi chia sẻ thêm: “Tại Dove, chúng tôi hướng đến một tương lai nơi phụ nữ có thể quyết định và khẳng định vẻ đẹp thực sự trông như thế nào chứ không phải là thuật toán”. 

>>Xem thêm: Các Brand ngày càng quan tâm hơn đến sự nhìn nhận của ChatGPT về họ

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...