Đối thủ của ChatGPT – Bard đưa thông tin sai ngay trong ngày ra mắt

Vào ngày 06/03/2023 trên trang web chính thức của Google, CEO Sundar Pichai đã giới thiệu Bard, một chatbot áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng tương tác và trả lời yêu cầu từ người dùng. Động thái này được cho là để cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT của OpenAI.

Các ông lớn trong ngành công nghệ đang chạy đua trong việc phát hành sản phẩm áp dụng trí tuệ nhân tạo để cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI, không những thế ChatGPT còn có lượng người sử dụng tăng nhanh nhất từ ​​trước đến nay. Google đã tiến cử “Bard” tham gia vào cuộc đua căng thẳng này, theo một bài đăng trên blog của Google thì chatbot này sẽ được phát hành “trong vài tuần tới”. Dù chưa được ra mắt nhưng Bard đã cho Google một pha muối mặt, khi đưa thông tin sai lệch trong bài quảng cáo ra mắt chatbot.

Theo Google đưa tin, Bard được cung cấp dữ liệu bởi LaMDA, một mô hình ngôn ngữ được chính Google nghiên cứu và phát triển. Công cụ này sẽ sử dụng dữ liệu tra cứu trên Internet để đưa ra kết quả, khác biệt so với ChatGPT khi chỉ sử dụng dữ liệu được nạp từ năm 2021 trở về trước. Chính vì sự khác biệt này, thông tin mà Bard đưa ra sẽ chính xác và thiết thực hơn.

Tuy nhiên, Bard lại bị phát hiện đưa ra câu trả lời không chính xác ngay trong lần đầu xuất hiện. Trong bài blog trên, Pichai đặt ra cho Bard 1 câu hỏi: “Những khám phá mới nào từ kính viễn vọng không gian James Webb mà tôi có thể nói với đứa con 9 tuổi của mình?”

Đáp lại, Bard đưa ra ba điều mà một đứa trẻ 9 tuổi có thể thích về kính viễn vọng James Webb, trong đó có câu: “JWST chụp bức ảnh đầu tiên về một hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta. Những thế giới xa xôi này được gọi là exoplanet”. Nhưng thực chất bức ảnh đầu tiên về một “exoplanet” được chụp là bởi hệ thống kính viễn vọng Very Large Telescope đặt tại Chile, không phải James Webb. 

bard-tra-loi-sai
Câu trả lời sai của Bard vẫn còn ở trên website chính thức của Google

Google không chỉ đưa thông tin sai lệch vào bài blog trên trang web chính thức mà còn tweet hẳn lên trang Twitter chính chủ của mình. Cũng từ đây mà Google trở thành tâm điểm chỉ trích của cộng đồng mạng.

Sau sự cố này, cổ phiếu của của Alphabet, công ty mẹ Google, đã giảm 8%, tương đương khoảng 100 tỷ USD. Đến 15/2, câu trả lời sai của Bard vẫn còn nguyên trên trang blog của Google. Ngược lại, giá cổ phiếu Microsoft tăng khoảng 3% khi thông tin Microsoft và OpenAI hợp tác đưa AI cải tiến dựa trên ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing được thông báo.

AI-bing-microsoft
Bing – công cụ tìm kiếm của Microsoft đã được tính hợp chatbot AI

Sự cố này đã thể hiện rõ vấn đề nổi cộm ở các chatbot AI là khó xác minh được tính chính xác của thông tin, do đó, đây cũng lý do chính đáng để người tiêu dùng tiếp tục sử dụng công cụ tìm kiếm thủ công. Microsoft đang trong quá trình tích hợp chatbot AI giống ChatGPT vào công cụ Bing, nhưng Microsoft lưu ý người dùng rằng, “Bing đôi khi sẽ đưa thông tin sai lệch, bạn nên chú ý vì câu trả lời sẽ nghe có vẻ thuyết phục nhưng nó lại không đầy đủ hoặc chính xác.”

Theo đài CNBC Hoa Kỳ, các nhân viên ở Google đã tỏ thái độ không hài lòng về cách ban lãnh đạo, nhất là CEO Sundar Pichai vì đã quá hấp tấp chạy đua với ChatGPT với Bard. Trên diễn đàn nội bộ Memegen, một số nhân viên cho rằng việc Google giới thiệu Bard là quá “nóng vội”, “vụng về” và “mất chất Google”.

Sự thành công của ChatGPT đã tạo nên áp lực lớn lên các ông lớn công nghệ như Google, Microsoft, Alibaba và Baidu. Không chỉ ở Mỹ, Tập đoàn Trung Quốc – Alibaba đang phát triển công nghệ AI tương tự ChatGPT trong phạm vi nội bộ, thông tin này đã giúp giá cổ phiếu của Alibaba tăng 3%. Điều này đã cho thấy mức độ quan tâm của các nhà đầu tư vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo. Hứa hẹn trong tương lai, công nghệ chatbot AI sẽ làm thay đổi cách con người tìm kiếm thông tin trên Internet, vì giờ đây chatbot AI không chỉ đưa kết quả tìm kiếm, mà còn trả lời các câu hỏi, trò chuyện với người dùng.

Xem thêm: ChatGPT đỗ phỏng vấn của Google với mức lương hơn 4 tỷ đồng/năm

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...