Đâu là kỹ sư tài năng nhất trong vương quốc động vật?

Cùng ngắm nhìn những kiệt tác kiến trúc được xây dựng bởi các loài vật tưởng chừng như nhỏ bé nhưng bù lại cực kì tài tình và cần mẫn. Nếu bạn choáng ngợp bởi các công trình như Kim Tự Tháp Ai Cập hay Cầu Cổng Vàng San Francisco, thì chắc hẳn bạn sẽ càng nể phục những con vật này khi biết chúng có thể làm gì!

Những cây cầu kiến

Cây cầu kiến
Giải tình bạn gắn kết nhất chắc hẳn thuộc về loài Kiến

Trong một vài trường hợp nguy cấp, loài kiến có thể sử dụng cơ thể của chúng để tạo thành những cây cầu “sống” để đồng loại có thể vượt qua các khoảng trống một cách nhanh chóng. Mỗi cây cầu sẽ bao gồm tối đa 50 con kiến và một đàn kiến có đến 40 hoặc 50 cây cầu được sử dụng bất cứ lúc nào. 

Các nhà Myrmecologists (những người nghiên cứu về kiến) tại Phòng thí nghiệm bầy đàn của Viện Công nghệ New Jersey đã tìm ra một quy tắc đơn giản điều chỉnh hành vi này. Nếu số lượng kiến quá ít, thì loài kiến sẽ không tạo ra những cây cầu – mà chúng sẽ chọn cách đi vòng qua chướng ngại vật với một quãng đường dài.

Động bàn tơ của loài nhện

Động bàn tơ của loài nhện
Mạng nhện có thể lớn đến mức che phủ cả cây

Vào năm 2010, vô số cây cối ở Pakistan bị bao phủ bởi một lớp tơ dày sau cơn mưa gió mùa. Người ta cho rằng nước lũ đã buộc hàng triệu con nhện phải trú ẩn trên cây. Vào những mùa lũ như vậy, một số họ nhện khác nhau sẽ cùng nhau tạo nên những lớp tơ chằn chịt như trong hình, tựa như những chiếc võng hoặc tấm trải giường khổng lồ.

Theo quy luật tự nhiên, loài nhện thường sống cô độc, nhưng ở vùng nhiệt đới thì loài nhện sẽ có những hành vi khác để thích nghi với nhiệt độ. Việc “bắt tay” với các họ nhện khác sẽ giúp chúng bắt được những con mồi lớn hơn, bớt tiêu tốn năng lượng trong việc thường xuyên phải bắn tơ và duy trì cấu trúc của kén nhện. Những kén nhện khổng lồ này có thể bao phủ hàng trăm mét vuông.

Vòng “thú hút bạn tình” của cá nóc

Vòng “thú hút bạn tình” của cá nóc
Vòng tròn sinh sản của loài cá Nóc

Những vòng tròn tuyệt đẹp này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1995 gần đảo Amami của Nhật Bản, lúc bấy giờ ai là người làm ra những vòng tròn kia còn một bí ẩn lớn với nhân loại. Và phải đến hơn 15 năm sau, khi công nghệ bảo hộ cho các thợ lặn phát triển hơn thì người ta mới biết những vòng tròn bí ẩn kia là tác phẩm của loài cá nóc Torquigener albomaculosus.

Chính xác hơn, những con cá nóc đực mất khoảng một tuần không ngừng nghỉ để tạo nên cái vòng tròn rộng gấp 10 lần bản thân nó, bằng cách vảy đuôi thật mạnh để tạo nên các rãnh sóng nước. Cũng nhờ sự ấn tượng của vòng cát mà những chú cá nóc mới tìm được bạn tình mà phối giống. Sau khi dụ được con cái, thì quá trình sinh sản sẽ diễn ra ngay ở giữa vòng tròn – nhưng ngay khi trứng nở, chú cá đực sẽ ngay lập tức rời tổ để bắt đầu xây vòng tròn khác.

Đường hầm kiến dưới lòng đất

Không còn nghi ngờ gì nữa, kiến chính là những kiến trúc sư vĩ đại nhất sau con người. Tổ kiến dưới lòng đất được chia ra thành nhiều nhánh, khoang – và mỗi khoang có một ứng dụng riêng từ cất trữ lương thực, trú ẩn hay làm “lâu đài” cho kiến chúa. 

Tuy nhiên, không dễ gì để xâm nhập vào được thành trì này, khiến các nhà khoa học khá đau đầu trong việc tìm ra cách khám phá kiến trúc bên trong của các đường hầm này. Một kỹ thuật hay được sử dụng nhầm khai quật tổ kiến là đổ bê tông hoặc kim loại nung chảy nó, để các nhà khoa học có thể quan sát rõ cấu trúc.

Đường hầm kiến dưới lòng đất
Công trình vĩ đại của loài Kiến

Tổ kiến khổng lồ trong hình được tìm thấy ở Cerrado, thảo nguyên lớn nhất ở Nam Mỹ. Loài kiến này sẽ cắt cỏ rồi mang xuống lòng đất để làm phân bón cho các loại nấm quý – thức ăn chính của loài kiến này. Khoảng 40 tấn đất, có thể nhiều hơn, sẽ được di chuyển trong quá trình xây dựng tổ. Ngoài các khoang hoạt động như vườn nấm, thành phố dưới lòng đất còn có ‘bãi rác’ nơi kiến xử lý chất thải. Thậm chí còn có một hệ thống điều hòa không khí: các đường hầm được đào để tối đa hóa luồng không khí trong lành từ bề mặt.

Chiếc tổ khổng lồ của chim Thợ Dệt

Chiếc tổ khổng lồ của chim Thợ Dệt
Tổ của loài chim Thợ Dệt

Thợ dệt là loài chim nổi tiếng bởi những chiếc tổ tinh xảo được làm từ những sợi cỏ khô, nhánh cây được đan lại với nhau một cách tài tình. Hầu hết các tổ của loài chim này sẽ là hình cầu, đôi khi có lối vào hình ống để ngăn chặn những kẻ săn mồi. 

Những chiếc tổ này có thể tồn tại tới 100 năm và cao đến 10 mét, tạo nên một ngôi nhà ấm cúng cho khoảng 200 đến 300 cặp chim Thợ Dệt sống hoà đồng bên nhau. Cấu trúc bên trong cũng đặc biệt không kém, khi có thể bảo vệ cư dân khỏi nhiệt độ khắc nghiệt, với mỗi cặp chim sống trong một buồng riêng biệt.

Xem thêm: Loài vật nào thông minh nhất? hay Thế giới động vật có cũng mất ngủ như con người?

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...