Công nghệ AI tái hiện ca sĩ như thế nào?

Bạn đã bao giờ chứng kiến nghệ sĩ mình yêu thích đứng trên sân khấu, biểu diễu và tương tác với khán giả – bất chấp anh ta đã trở thành người quá cố từ lâu? Đừng lầm tưởng, không hề có bất kỳ yếu tố tâm linh nào ở đây! Tất cả là nhờ có công nghệ AI tái hiện ca sĩ. Vậy cụ thể, công nghệ này đã được thực hiện như thế nào? Cùng Techie tìm hiểu nhé!

Hiểu về công nghệ AI

Để nắm bắt được nguyên lý của công nghệ AI tái tạo ca sĩ, trước hết ta cần phải hiểu về AI. Vậy, AI là gì?

AI – viết tắt của Artificial Intelligence – được hiểu là công nghệ trí tuệ nhân tạo. Bằng cách mô phỏng quá trình học tập, suy nghĩ của con người vào hệ thống máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính, AI giúp cho máy tính có thể giải quyết một số vấn đề giống như con người. Thậm chí, có thể làm tốt hơn con người ở một số lĩnh vực. Một số ứng dụng nổi bật của AI bao gồm nhận dạng, phân tích ngôn ngữ, giọng nói, phân tích hình ảnh…

Hiện nay, AI đã bắt đầu được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trợ lý ảo thông minh trên smartphone chúng ta sử dụng là ứng dụng phổ biến nhất của AI.

>>> Xem thêm: Công nghệ AI đang ở đâu trong hiện tại và tương lai?

Công nghệ AI tái hiện ca sĩ là gì?

Thực chất, công nghệ AI tái hiện ca sĩ là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực con trong công nghệ AI. Các lĩnh vực này bao gồm: học máy (machine learing và deep learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing), thị giác máy tính (Computer Vision)…

công nghệ AI tái hiện ca sĩ là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI tái hiện ca sĩ thực chất là ứng dụng của trí tuệ nhân tạo

Để tái hiện một nhân dạng hoàn chỉnh, các nhà phát triển sẽ sử dụng các bộ dữ liệu của con người. Bao gồm hình ảnh, video và âm thanh. Từ đó, huấn luyện mô hình máy học để tạo ra các đặc điểm đặc trưng của một người. Mặc dù vậy, công nghệ tái hiện người vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa đạt đến sự hoàn hảo, tự nhiên như người thật.

Công nghệ AI tái hiện ca sĩ như thế nào?

Vào tháng 2/2022, một show diễn mang tên ALIVE của Hàn Quốc đã gây chấn động cộng đồng mạng khi tái hiện thành công hình ảnh cố ca sĩ Lim Yoon Taek (xuất hiện từ 2:37 trong video). Được biết, Teak là thành viên của ban nhạc Ulala Session. Anh đã qua đời vào năm 2013 do căn bệnh ung thư dạ dày.

Show diễn ALIVE đã mang đến rất nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả. Đồng thời, nó cũng đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà người ta có thể “hồi sinh” một người như thế?

Để tái hiện một người ca sĩ đứng biểu diễn như thật trên sân khấu, cần đảm bảo ít nhất 2 yếu tố giống như thật. Thứ nhất là hình ảnh, thứ hai là giọng ca.

Công nghệ AI tái hiện ca sĩ về mặt hình ảnh

Trước hết, các nhà phát triển sẽ thu thập dữ liệu liên quan đến ca sĩ đó. Các dữ liệu này thường bao gồm video, hình ảnh và các thông tin liên quan. Tiếp đến, các thuật toán và mô hình máy học sẽ dựa trên dữ liệu để phân tích các đặc điểm đặc trưng. Chẳng hạn như hình dáng khuôn mặt, cấu trúc xương… Các đặc trưng này sẽ được sử dụng để tạo ra một mô hình 3D của ca sĩ. Đồng thời, các thuật toán và mô hình máy học khác sẽ được sử dụng để tạo ra các hình ảnh hoặc video mới với các động tác, biểu cảm và khuôn mặt giống với ca sĩ gốc.

Công nghệ AI tái hiện lại giọng hát của ca sĩ

Công nghệ AI tái hiện giọng hát
 Giọng hát được AI tạo ta từ nguồn dữ liệu âm thanh thu thập 

Tương tự, để tái hiện được giọng hát, dữ liệu âm thanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đội phát triển sẽ thu thập các bản thu âm và thông tin liên quan đến giọng hát của ca sĩ. Dữ liệu này được xử lý bằng cách tách các đặc trưng như âm sắc, tốc độ, âm cao, âm thấp, cách thức thở và các yếu tố khác… Tiếp đến, mô hình máy học sẽ được huấn luyện với dữ liệu trên để tái tạo lại giọng hát. Quy trình trên sẽ liên tục được kiểm tra để điều chỉnh nhằm cho ra kết quả tốt nhất.

Không chỉ giọng hát, giọng nói của con người cũng có thể được tái tạo theo phương thức nói trên.

Những tranh cãi xoay quanh việc công nghệ AI tái hiện ca sĩ

Mặc dù gây ấn tượng là vậy, nhưng việc công nghệ AI tái hiện ca sĩ nói riêng và tái hiện con người nói chung đã đem đến không ít tranh cãi. Với những người thân, người hâm mộ, đây quả thật là một đặc ân. Bởi không dễ gì được nhìn những hình ảnh sống động y như thật của một người đã khuất. Song đồng thời, nó cũng làm dấy lên những lo ngại về vấn đề văn hóa và đạo đức. Cụ thể:

  • Sử dụng AI tái hiện người có thể làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ của người khác.
  • Bản sao của con người được tạo ra bằng AI có thể gây ra rủi ro về an ninh mạng và đánh cắp thông tin cá nhân. Đặc biệt là trong bối cảnh phát triển thiếu kiểm soát của công nghệ Deepfake.
  • Việc tái hiện người đã khuất cũng có thể gây nhầm lẫn và nhận diện sai. Đồng thời, có thể tác động xấu đến tâm lý, cảm xúc người thân của người được tái hiện.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, việc AI tái hiện người sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Chắc hạn, công nghệ này có thể tạo ra các bài giảng bằng giọng nói và hình ảnh sống động của giảng viên. Từ đó giúp học sinh học tập một cách trực quan, hiệu quả hơn. Hãy thử tượng tượng, bạn thậm chí có thể nhìn thấy Einstein giảng về học thuyết của mình!

Những màn tái hiện người đặc biệt khác của công nghệ AI

Bên cạnh màn tái hiện ca sĩ chấn động trên show ALIVE, thực tế trước đó AI cũng đã từng có những màn tái hiện người nổi tiếng gây chú ý khác.

  • Ca sĩ Whitney Houston

Hồi năm 2016,  hãng Hologram USA đã hợp tác với người giám hộ khối tài sản của Whitney Houston là Pat Houston để làm “sống lại” nữ diva đình đám. Show diễn đã tái hiện lại Withney tren sân khấu và đưa đến các buổi lưu diễn khắp thế giới.

Công nghệ AI tái hiện ca sĩ Whitney Houston
Tạo hình tái hiện của Whitney Houston
  • Ca sĩ Đặng Lệ Quân

Trong một chương trình truyền hình đầu năm 2022 của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), công chúng đã có dịp thảng thốt trước màn tái xuất của nữ danh ca Đặng Lệ Quân. Bằng công nghệ AI, nữ ca sĩ quá cố đã xuất hiện trên sân khấu. Cô “đứng” song ca bên nam ca sĩ Châu Thâm vô cùng chân thực.

  • Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson 

Chương trình trao giải Billboard 2014 đã mang đến cho người xem một màn trình diễn vô cùng đặc biệt. Với sự trợ giúp của công nghệ hologram, Micheal Jackson đã xuất hiện trên sân khấu như một người sống thực thụ. “Ông vua nhạc pop” đã trình diễn ca khúc cùng 16  vũ công trên sân khấu.

Việc công nghệ AI tái hiện ca sĩ đã mang đến kỳ vọng cho người hâm mộ. Rất nhiều người bày tỏ mong muốn được nhìn thấy thần tượng của mình “sống lại” một lần nữa. Phải nói thêm, những kỳ vọng trên là không hề hão huyền. Với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của AI như hiện nay, khả năng “hồi sinh” lại nghệ sĩ là điều có thể diễn ra thường xuyên trong tương lai không xa.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...