ChatGPT – công cụ GPT 3 là gì mà gây xôn xao những ngày qua?
ChatGPT là gì? Đây là mô hình AI với khả năng tạo văn bản với văn phong tự nhiên như con người – đang khiến cư dân mạng thích thú những ngày qua. Vậy, mô hình mới từ công nghệ GPT 3 của Open AI này vận hành như thế nào?
GPT 3 và ChatGPT là gì?
GPT-3 (Generative Pretraining Transformer 3) là một mô hình AI xử lý ngôn ngữ tiên tiến, mới nhất được sáng tạo và phát phiển bởi OpenAI. Công nghệ GPT 3 có khả năng tạo văn bản giống con người và có nhiều ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ, bao gồm dịch, mô hình hóa và tạo content cho nhiều ứng dụng khác nhau như chatbot. Đây là mô hình AI được đánh giá là một trong những công nghệ xử lý ngôn ngữ lớn nhất và hiệu quả nhất cho đến nay, với tham số lên tới 175 tỷ.
Chat GPT (viết tắt của Chat Generating Pre-Training) là một trong những mô hình ngôn ngữ mới nhất. Đây là một sản phẩm của OpenAI (một tổ chức phi lợi nhuận nhằm nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo được Sam Altman, Musk và các nhà đầu tư khác tại Silicon Valley xây dựng vào năm 2015) được tạo ra và huấn luyện phục vụ duy nhất cho mục đích tương tác và trò chuyện. Chat GPT là chatbot được tạo ra từ công nghệ GPT 3.
OpenAI cũng là cái nôi sản sinh ra nhiêu phát kiến khác về AI như DALLE 2 (một ứng dụng sản xuất ấn phẩm nghệ thuật bằng trí tuệ nhân tạo) và Whisper (một hệ thống nhận diện giọng nói tự động).
OpenAI của Sam Altman phát hành ChatGPT vào ngày 30/11. Từ đó đến nay, ChatGPT đã thu hút nhiều sự chú ý của những người làm việc trong ngành IT và cư dân mạng.
ChatGPT được sử dụng cho việc gì?
OpenAI tuyên bố rằng mô hình ChatGPT được huấn luyện sử dụng kĩ thuật Machine Learning có tên là Reinforcement Learning from Human Feedback (RLHF) – Học tăng cường dựa trên phản hồi của con người.
Trong quá trình huấn luyện ChatGPT, việc nhận được phản hồi của con người là rất quan trọng. Đầu tiên, người dùng sẽ hỏi mô hình một câu hỏi, sau đó tạo vài câu trả lời mẫu, sau đó đánh giá thứ hạng các câu trả lời mẫu trên. Các dữ liệu này sau đó sẽ được dùng để huấn luyện mô hình ngôn ngữ phản hồi với câu hỏi thực sự của người dùng.
ChatGPT hoàn toàn có thể được sử dụng trong các ứng dụng ngoài đời thực trong các lĩnh vực Digital Marketing, sản xuất nội dung trực tuyến, trả lời câu hỏi chăm sóc khách hàng hay thậm chí là giúp debug code.
Ứng dụng này rất hữu ích cho việc trình bày thông tin và phản hồi với câu hỏi một cách tự nhiên, bởi ứng dụng đã được huấn luyện bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning.
Mô hình ChatGPT đặc biệt ở chỗ, mô hình này có thể phản hồi với rất nhiều phong cách viết khác nhau. Các câu trả lời của ChatGPT có thể là các bài luận khoa học, giải toán, code hay cả thơ văn. Mô hình còn có thể trả lời các câu hỏi được đặt ra liên tục bởi người dùng và còn có thể biết nhận lỗi khi xảy ra nhầm lẫn.
Đặc biệt, ChatGPT còn thể hiện được khả năng xây dựng các code với mức độ phức tạo cao với Python và viết luận văn ở mức độ đại học, làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người ở các lĩnh vực như báo chí hay lập trình hay không.
Jason DeBolt, một nhân viên Amazon đã tweet “Thật đáng sợ. ChatGPT có thể viết cả trăm dòng code để upload 100GB files lên một AWS S3 bucket chỉ với dòng yêu cầu: Viết code để đăng tải file lên AWS S3 bucket.”
Chat GPT cùng GPT 3- Có gì bất cập?
Mặc dù GPT 3 và chat GPT tạo ra tiếng vang lớn từ khi được ra mắt. Nhưng thật ra vẫn còn quá sớm để nói về việc AI có thể thay thế lực lượng lao động hay không. Bởi lẽ, rất nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả Microsoft, đã thử nghiệm sử dụng Chatbot, nhưng chưa thành công. Chỉ trong chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, người dùng Twitter đã dạy bot của Microsoft – Tay – những ngôn ngữ mang tính phân biệt chủng tộc và coi thường phụ nữ. Điều này sau đó đã dẫn tới việc ngưng sử dụng triệt để Tay.
GPT 3 không phải là AI duy nhất trên thị trường hiện nay gặp vấn đề này. Vào tháng 8, Meta cũng nhen nhóm ý định dùng chatbot với BlenderBot 3. Tuy nghiên, ngay sau đó bot này cũng nhận về hàng loạt chỉ trích vì phát tán các thông tin sai lệch, phân biệt chủng tộc và bài Do Thái, đáng kể nhất là thông tin giả về việc Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử 2020.
Để tránh những viễn cảnh tương tự có cơ hội lặp lại, OpenAI đã thiết lập Moderation API, một hệ thống kiểm duyệt dựa trên AI nhằm giúp các lập trình viên xác định liệu ngôn ngữ đó có vi phạm quy định về nội dung của công ty hay không. Điều này sẽ giúp cho việc ngăn chặn các ngôn ngữ mang tính thù hằn/ ghét bỏ có khả năng bị phát tán. Tuy nhiên, OpenAI cũng thừa nhận rằng hệ thống kiểm duyệt này vẫn đang gặp nhiều vấn đề và chưa thực sự hoàn hảo.
Vấn đề lớn nhất của ChatGPT, như OpenAI đề cập, là việc công cụ này có khả năng đưa ra câu trả lời “thoạt nhìn có vẻ đúng nhưng hoàn toàn sai về mặt kiến thức”.
Mặc cho những hạn chế trên, nghiên cứu về AI vẫn là đề tài thú vị. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong việc phát triển và vận hành AI đạt mức gần 13 tỷ đô la mỹ vào năm ngoái, và tính tới tháng 10 năm nay, con số này đang là 6 tỷ đô.
Bạn cũng có thể bắt đầu truy cập ChatGPT bằng cách truy cập chat.openai.com và sau đó tạo tài khoản. Khi đã đăng nhập, bạn đã có thể bắt đầu chat và đặt câu hỏi cho ChatGPT – hoàn toàn miễn phí!
Cùng khám phá ChatGPT là gì, GPT 3 là gì và đón đọc những bài viết viết tiếp theo trên Techie về chủ đề này nhé!