Chân dung những người phụ nữ vĩ đại trong ngành STEM

Thuật ngữ STEM là viết tắt cho 4 khối ngành: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematic). Phụ nữ theo học kỹ thuật thường rất ít, và thường phải đối mặt với những trò đùa giỡn hoặc định kiến dai dẳng về giới tính liên quan đến ngành nghề họ đang học. Hãy để Techie giới thiệu cho bạn 5 người phụ nữ vĩ đại trong ngành STEM, để lấy động lực phát triển trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật này nhé!

Rosalind Franklin 

Rosalind-Franklin
Rosalind Franklin – Người tìm ra bí mật của sự sống

Nhà hóa học người Anh Rosalind Franklin, sinh năm 1920 tại Notting Hill,. Vào năm 1942, bà đã đến London Coal, nơi bà nghiên cứu các tính chất của carbon. Nghiên cứu của bà đặt ra nền tảng cho những cuộc chiến tranh thời đó – vốn dựa vào than đá và carbon cho các thiết bị chiến lược như mặt nạ phòng độc. Nghiên cứu này cũng là cơ sở cho luận án tiến sĩ của bà tại Cambridge.

Năm 1950, trong quá trình nghiên cứu của mình, bà đã phát hiện ra rằng có hai dạng DNA và được cấp học bổng ba năm để thực hiện nghiên cứu sâu hơn tại King’s College ở London.

Cũng tại đây, bà đã suy ra các kích thước cơ bản của chuỗi DNA và cấu trúc xoắn ốc có thể xảy ra. Bà cũng phát hiện ra rằng khi DNA tiếp xúc với độ ẩm cao, cấu trúc của nó bị thay đổi.

Năm 1953, đồng nghiệp của bà, Maurice Wilkins, đã cho James Watson và Francis Crick xem dữ liệu tia X mà Rosalind đã thu được, xác nhận cấu trúc 3D mà bà đã suy đoán về DNA là chính xác.

Vào tháng 3 năm 1958, Rosalind qua đời ở tuổi 37 vì bệnh ung thư buồng trứng. Năm 1962, giải Nobel Sinh lý học và Y học chỉ được trao cho James Watson, Francis Crick và Maurice Wilkins vì đã phân tích được cấu trúc của DNA. Watson đã phản đối rằng Rosalind cũng nên được trao giải Nobel Hóa học, nhưng Ủy ban Nobel lại nói rằng họ không trao đề cử cho người đã qua đời.

Trong cuốn sách The Double Helix, được xuất bản năm 1968 của mình, Watson đã nói rằng “Tôi sẽ không bao giờ giành được giải thưởng Nobel hay xuất bản một bài báo nổi tiếng nếu không có Rosalind.”

Katherine Johnson 

Katherine Johnson
Katherine Johnson – Át chủ bài trong sự thành công của NASA

Katherine Johnson là một nhà toán học và nhà vật lý người Mỹ, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1918 và mất ngày 24 tháng 2 năm 2020. Bà đã làm việc tại Cục Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) trong hơn 30 năm và đã đóng góp to lớn vào chương trình không gian của Hoa Kỳ.

Katherine Johnson khởi đầu là một giáo viên dạy toán, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng mình muốn cống hiến cho khoa học. Bà được biết đến như một trong những nhà toán học hàng đầu của NASA trong thập niên 1960. Bà đã làm việc trên nhiều dự án của NASA, bao gồm việc tính toán quỹ đạo của tàu vũ trụ Friendship 7 của John Glenn vào năm 1962. Bà đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của các chuyến bay vũ trụ của Hoa Kỳ và đã được trao tặng nhiều giải thưởng và vinh danh trong suốt sự nghiệp của mình.

“Chỉ cần cho tôi biết bạn muốn tên lửa rớt xuống khi nào và ở đâu, và tôi sẽ cho bạn biết địa điểm và thời gian và cách phóng nó.” bà nói với tờ Virginian-Pilot vào năm 2012.

Katherine và các đồng nghiệp được coi là những anh hùng thầm lặng trong Cuộc chạy đua vào Không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Vào năm 2015, Tổng thống Barack Obama đã trao tặng Katherine – khi đó 97 tuổi – Huân chương Tự do của Tổng thống, vinh dự dân sự cao nhất của quốc gia.

Marie Skłodowska Curie

marie-curie
Marie Curie: Nhà bác học nữ duy nhất giành 2 giải Nobel

Marie Skłodowska Curie là một nhà vật lý học, hóa học và toán học người Ba Lan. Bà sinh ngày 7 tháng 11 năm 1867 và mất ngày 4 tháng 7 năm 1934. Bà được biết đến nhiều nhất với công trình nghiên cứu về phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố hóa học mới là polonium và radium.

Cùng với chồng bà, Pierre Curie, và Henri Becquerel, bộ ba đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1903 vì công trình nghiên cứu về phóng xạ. Sau đó, bà đã được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1911 vì công trình nghiên cứu về phân tích các nguyên tố hóa học và phát hiện ra polonium và radium.

Marie Curie là người đầu tiên nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau và cũng là người đầu tiên trong lịch sử được trao giải Nobel hai lần. Bà cũng là một trong những nhà khoa học phụ nữ nổi tiếng nhất và đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trên toàn cầu theo đuổi sự nghiệp khoa học.

Grace Hopper 

Grace Hopper
Grace Hopper – Người tiên phong trong việc lập trình và một trong những phụ nữ đầu tiên đạt được bằng tiền sĩ toán học

Được mệnh danh là “Amazing Grace” – Grace Hopper với tài năng thiên bẩm về mặt toán học đã dành năm tháng thiếu niên học tập tại trường đại học Yale và trở thành một trong những phụ nữ đầu tiên đạt bằng tiền sĩ toán học.

Khi Thế chiến thứ II xảy ra, Hopper đã rời công việc dạy toán học tại trường Vassar College để theo đuổi ước mở của mình là tham gia các lực lượng Hải quân Mỹ. Sau nhiều lần bị Hải quân từ chối vì bà đã 34 tuổi và thiếu cân nhưng vì khả năng toán học thiên bẩm của mình, bà đã được cho đi đào tạo tại Trường Hải quân dự bị Midshipmen.

Trong khoảng thời gian này Hopper là một trong những lập trình viên đầu tiên tạo ra chiếc máy tính Harvard Mark I của IBM – chiếc máy tính quy mô lớn đầu tiên ở Mỹ và bà đã viết một cuốn hướng dẫn vận hành hỗ trợ rất nhiều cho những người làm việc trên chiếc máy tính này sau đó.

Khi thế chiến kết thúc, bà đã yêu cầu được chuyển sang Hải quân chính quy những cũng bị từ chối vì đã 38 tuổi. Không từ bỏ, bà vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng dự bị và viện Toán Harvard cho đến 1949. Trong quãng thời gian này bà đã tham gia vào nhóm phát triển UNIVAC I (máy tính đa dụng đầu tiên dành cho ứng dụng kinh doanh được sản xuất tại Hoa Kỳ)

Grace đã nỗ lực làm cho máy tính trở nên dễ sử dụng hơn với công chúng, thông qua việc phát triển ngôn ngữ máy tính – COBOL – dựa trên các từ tiếng Anh thay vì mã nhị phân. Sự cố gắng không ngừng nghỉ của bà đã được đền đáp khi vào năm 1967, Hopper được mời về làm Giám đốc Văn phòng Thông tin quy hoạch hệ thống Hải quân và năm 1973 Hopper được thăng cấp Đại úy, từ đó Hopper có biệt danh “Amazing Grace” và biệt danh khác là “bà COBOL”.

Bà đã có ý định nghỉ hưu tận 2 lần nhưng vẫn tiếp tục làm việc đến khi hơn 80 tuổi. Với sự tận tâm của mình, bà đã trở thành sĩ quan cấp cao nhất của Hải quân Mỹ và được trao Huân chương Quân sự Kiệt xuất (Defense Distinguished Service Medal).

Bà cũng nhận được nhiều danh hiệu quý giá bao gồm Giải thưởng Computer Science Man-of-the-Year, Huân chương Kỹ thuật Quốc gia nữ đầu tiên và là người Mỹ đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên được trao tặng danh hiệu Distinguished Fellow của Hội Kỹ sư Máy tính Anh quốc.

Valentina Tereshkova 

Valentina Tereshkova - Phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ
Valentina Tereshkova – Phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ

Khi nói về cuộc Đua Vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô, mặc dù Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa con người đến Mặt Trăng, nhưng họ đã bị Liên Xô đánh bại trong nhiều kỷ lục khác. Ba phi hành gia được Liên Xô xem như người hùng bao gồm: Yuri Gagarin – người đầu tiên bay vào không gian, Alexey Leonov – người đầu tiên đi bộ ở không gian, và Valentina Tereshkova – người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian.

Tereshkova có xuất thân là một công nhân dệt may, nhưng được Liên Xô đuợc lựa chọn từ 400 ứng viên bởi vì khả năng nhảy dù, cộng thêm lí lịch yêu nước của gia đình bà. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1963, bà đã lập kỷ lục lịch sử bằng cách trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian. Chỉ khi mới 26 tuổi, bà đã bay 48 vòng quanh trái đất trong nhiệm vụ Vostok 6, từ đó trở thành người phụ nữ trẻ nhất và là người dân thường đầu tiên được bay vào vũ trụ.

Sau khi trở về Trái đất, Valentina Tereshkova tiếp tục làm việc trong ngành hàng không và không gian. Cô đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Ủy ban Tình báo Đối ngoại của Quốc hội Liên bang Xô viết và trở thành đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc. Cô cũng đã trở thành một nhà lãnh đạo và nhà chính trị quan trọng tại Nga và là một trong những phụ nữ đầu tiên trên thế giới giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong chính phủ của một quốc gia. 

Ngoài sự nghiệp phi hành gia, Valentina Tereshkova còn nổi tiếng với sự yêu thích của mình với nhạc và thể thao, cô đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau trong đời sống công cộng và đã viết nhiều cuốn sách và bài báo về kinh nghiệm của mình trong vũ trụ. Tereshkova còn là người truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai, đại diện cho phụ nữ Liên Xô trong nhiều sự kiện toàn cầu. Cô cũng đã được trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng vì đóng góp của mình cho khoa học và công nghệ, bao gồm Huân chương Sao Vàng của Liên bang Nga.

Những câu chuyện về Marie Curie, Katherine Johnson và Valentina Tereshkova là minh chứng rõ ràng cho sự khát khao và nỗ lực của phụ nữ trong việc đóng góp vào sự phát triển của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và trở ngại đang đối diện với phụ nữ trong ngành STEM, từ sự thiếu đại diện trong các vị trí quan trọng đến vấn đề bình đẳng giới trong môi trường làm việc. Techie hy vọng rằng, những câu chuyện về phụ nữ trong ngành STEM sẽ truyền cảm hứng và động lực cho những thế hệ trẻ học tập và theo đuổi ước mơ của mình, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ trong tương lai.

Xem thêm: Vì sao Susan Wojcicki rút khỏi vị trí điều hành YouTube?

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...