Câu chuyện người đàn ông biến người cha đã mất thành Chatbot AI
Những câu chuyện như của James Vlahos – người đã biến những kỷ niệm về người cha quá cố thành một chatbot AI – không chỉ mang lại hy vọng mà còn tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò của công nghệ trong việc xử lý nỗi đau mất mát và xây dựng di sản sống cho những người đã ra đi.
Lý do cảm động tạo ra chatbot AI
Năm 2016, James Vlahos nhận được tin xấu – cha của anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. “Tôi yêu bố, tôi đang mất bố” James, sống tại Oakland, California, chia sẻ.
Anh quyết tâm tận dụng tối đa thời gian còn lại với cha mình. “Tôi dành hàng giờ chỉ để ghi âm câu chuyện cuộc đời ông”. Thời điểm này trùng hợp với lúc James bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực AI, nên dự án của anh với bố nhanh chóng tiến triển.
“Tôi nghĩ, sao không thử tạo ra một thứ gì đó có tính tương tác với những đoạn ghi âm này? Đây sẽ là cách giữ lại những ký ức và một phần nào đó tính cách tuyệt vời của ông.”
Chatbot AI giúp xoa dịu nỗi buồn
Cha của James đã qua đời vào năm 2017, nhưng trước đó James đã kịp biến những ghi âm của mình thành một chatbot chạy bằng AI có thể trả lời các câu hỏi về cuộc đời cha mình bằng chính giọng nói của ông.
Việc sử dụng AI để tái tạo người đã khuất từng xuất hiện trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng những tiến bộ trong công nghệ AI hiện nay đã biến điều này thành hiện thực. Năm 2019, James đã phát triển chatbot AI của mình thành một ứng dụng và doanh nghiệp mang tên HereafterAI, cho phép người dùng làm điều tương tự.
James cho biết, dù chatbot AI không thể xóa bỏ nỗi đau mất mát, nhưng nó mang lại cho anh nhiều hơn những gì anh có thể có. “Không phải là ký ức của ông ấy dần mờ đi, mà nhờ có công nghệ giúp lưu trữ nó để tôi có thể dựa vào.”
Dịch vụ tái hiện người thân bằng AI nở trộ
Một công ty khác còn đi xa hơn trong việc tái tạo người thân đã mất. Công ty DeepBrain AI của Hàn Quốc tạo ra một avatar động có cả giọng nói và cử chỉ dựa trên hình ảnh từ các video và âm thanh của họ.
“Chúng tôi nhân bản hình ảnh của người đó với độ tương đồng lên đến 96,5%,” Michael Jung, giám đốc tài chính của DeepBrain, cho biết. “Vì vậy, gia đình không cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với thành viên gia đình đã mất, dù đó là một avatar AI.”
Công ty tin rằng công nghệ này có thể là một phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa “well dying” nơi chúng ta chuẩn bị cho cái chết trước, để lại lịch sử gia đình, câu chuyện và ký ức như một dạng “di sản sống”.
Cái giá phải trả
Quá trình này không rẻ. Khách hàng phải trả cho công ty lên đến 50.000 đô la Mỹ (khoảng 1tỷ 2 VND) cho quá trình quay phim và tạo avatar.
Dù chi phí cao, một số nhà đầu tư tin rằng công nghệ này sẽ phổ biến, và DeepBrain đã huy động được 44 triệu đô la trong vòng gọi vốn gần đây. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Laverne Antrobus khuyến cáo rằng cần cẩn trọng khi sử dụng công nghệ này vào thời điểm cảm xúc đang không được ổn định.
“Death Tech”
Chatbot AI không phải là ví dụ duy nhất cho việc công nghệ đang len lỏi vào cả giai đoạn cuối của đời người. Để giảm bớt gánh nặng hành chính cho những người vừa mất người thân, nền tảng Settld sẽ thay mặt họ liên hệ với các tổ chức để hoàn thiện các thủ tục cần thiết.
Settld liên kết với hơn 1.400 tổ chức từ ngân hàng, công ty truyền thông xã hội đến công ty tiện ích. Công ty được đồng sáng lập vào năm 2020 bởi Vicky Wilson sau khi bà ngoại của cô qua đời.
“Chúng ta nên tận dụng công nghệ để giảm bớt gánh nặng về mặt giấy tờ hành chính. Khi ai đó qua đời, người thân của họ thường phải dành khoảng 300 giờ cho hơn 146 đầu việc như đóng tài khoảng ngân hàng, đóng tài khoảng dịch vụ, dọn dẹp phòng của người đã mất.
“Những đầu việc này thông thường phải mất khoảng chín tháng để hoàn thành. Chúng tôi ước tính khoảng 70% công việc đó có thể và nên được tự động hóa.” Ngành công nghệ xử lý nỗi buồn, còn gọi là “death tech,” hiện được định giá hơn 100 tỷ bảng Anh trên toàn cầu, theo trang web tin tức công nghệ TechRound.
Xem thêm: Ra lệnh tử tế có thể khiến chatbot đưa ra câu trả lời tốt hơn?