9 Vị Trí Trong Ngành AI Không Cần Lập Trình
Ngành AI đang bùng nổ và các công ty đang tranh giành những nhân tài trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, không chỉ những người biết lập trình mới có cơ hội làm việc với AI. Cùng tìm hiểu với Techie nhé!
Các tổ chức muốn sử dụng các công cụ AI trong quy trình làm việc của họ để nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và gia tăng lợi nhuận – nhưng họ cũng cần những nhân viên có thể kết nối giữa mảng kỹ thuật phức tạp của AI với các mục tiêu thực tế của doanh nghiệp.
1. Quản lý sản phẩm AI
Các công ty đang tìm kiếm những chuyên gia có thể kết nối khoảng cách giữa phát triển AI kỹ thuật và nhạy bén trong kinh doanh. Trưởng quản lý sản phẩm am hiểu về công nghệ AI có thể giúp đạt được điều đó.
Các sản phẩm AI có thể có tác động to lớn đến xã hội, từ việc cải thiện hiệu quả công việc đến việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu. Quản lý sản phẩm AI cần có ý thức về tác động của các sản phẩm AI và phát triển các sản phẩm có trách nhiệm và đạo đức.
2. Chuyên gia huấn luyện đạo đức cho AI
Cùng với sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng lớn của AI đến cuộc sống con người, nhu cầu tìm kiếm các chuyên gia về đạo đức AI cũng được dự đoán sẽ tăng cao.
Theo Alex Libre – chuyên viên tuyển dụng chuyên kết nối các ứng viên với các công ty khởi nghiệp AI: “Họ chịu trách nhiệm đảm bảo AI được phát triển và triển khai một cách có đạo đức, có trách nhiệm và minh bạch. Nói một cách thẳng thắn, họ nên được coi là những người giảm thiểu rủi ro hơn là nhà đạo đức.”
Ông nói thêm: vấn đề đạo đức sẽ ngày càng quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tài chính và chính phủ – những ngành mà rủi ro khi triển khai AI là rất cao bởi vì công nghệ này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nếu không được sử dụng đúng cách.
3. Kỹ sư sale AI
Các kỹ sư sale tại các công ty về AI phải am hiểu và có thể tận dụng kiến thức chuyên ngành để tư vấn và bán sản phẩm phù hợp đến cho khách hàng.
Libre nói: “Khi AI tiếp tục phát triển và được áp dụng rộng rãi hơn, nhu cầu về các nhân viên sale AI có kỹ năng, có thể diễn đạt giá trị của AI như một kỹ sư sẽ ngày càng tăng cao.”
4. AI Business Analyst
Các công ty mới bước chân vào lĩnh vực AI có thể đang băn khoăn về cách thức và nơi để triển khai công nghệ này. Đây chính là lúc các nhà phân tích phát huy vai trò.
Libre cho biết công việc này chịu trách nhiệm “phân tích các quy trình kinh doanh” và “xác định các lĩnh vực” mà công nghệ AI có thể hỗ trợ để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện kết quả.
5. Giám định viên dữ liệu AI
Các mô hình AI chỉ tạo ra sản phẩm hữu ích nếu được huấn luyện trên dữ liệu chất lượng cao. Giám định viên dữ liệu đóng vai trò then chốt trong quá trình đó.
Giám định viên có nhiệm vụ dán nhãn và phân loại lượng thông tin khổng lồ để huấn luyện các mô hình trở nên chính xác và nhất quán.
Nói cách khác, giám định viên dữ liệu AI giống như những giáo viên, giúp “dạy” các thuật toán máy học cách phân tích và hiểu dữ liệu chính xác, qua đó cải thiện độ tin cậy và giảm thiểu thiên kiến trong các sản phẩm trí tuệ nhân tạo.
6. Kỹ sư Prompt
Được coi là một trong những công việc hot nhất trong lĩnh vực AI, Kỹ sư Prompt phát triển các truy vấn phía sau của các mô hình AI để đảm bảo chúng tạo ra đầu ra mong muốn. Để thành công trong công việc này, bạn cần hiểu sâu về cách hoạt động của các mô hình, đồng thời sở hữu kỹ năng giao tiếp và cộng tác vững vàng.
Nói cách khác, Kỹ sư Prompt đóng vai trò như người dạy các mô hình AI cách hiểu và phản hồi tốt hơn với các yêu cầu của con người, giúp cuộc trò chuyện giữa người và máy móc trở nên tự nhiên và hiệu quả hơn.
7. AI product designer
Các công cụ AI cần phải đơn giản, trực quan và hấp dẫn. Nhà thiết kế sản phẩm đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa điều này, vì họ chịu trách nhiệm tạo ra giao diện người dùng của các công cụ AI, giúp chúng trở nên thú vị và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, theo Libre, công việc này “khó hơn nhiều” so với việc “chỉ đơn giản làm cho mọi thứ trông đẹp mắt”. Nhà thiết kế sản phẩm AI cần sở hữu “hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc thiết kế lấy người dùng làm trung tâm” và “hiểu về khả năng và hạn chế của AI” cùng các mô hình của nó.
8. Chuyên gia phân tích chính sách AI
Những người đảm nhận vai trò này sẽ nghiên cứu và xây dựng các quy định chi phối quá trình phát triển và triển khai công nghệ AI. Đảm bảo rằng công nghệ AI tuân thủ các quy định pháp lý trên toàn cầu, mang đến tác động tốt cho xã hội.
Như vậy, chuyên gia phân tích chính sách ngành AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai của trí tuệ nhân tạo, đảm bảo sự phát triển an toàn, có trách nhiệm và mang lại lợi ích cho xã hội.
9. Chuyên gia lĩnh vực AI
Về bản chất, chuyên gia AI sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa các tác vụ và mang lại kết quả tốt hơn. Ví dụ, một công ty tuyển dụng đang đăng tuyển vị trí “chuyên gia marketing AI”, yêu cầu ứng viên có khả năng tự động hóa và tối ưu hóa các chương trình email bằng công nghệ này.
Như vậy, chuyên gia lĩnh vực AI là những người hiểu biết sâu về lĩnh vực cụ thể của mình, kết hợp chuyên môn đó với kiến thức về trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang lại lợi ích và cải tiến vượt trội trong mọi ngành nghề.
Xem thêm: Các Brand ngày càng quan tâm hơn đến sự nhìn nhận của ChatGPT về họ