Biểu tượng địa vị tối thượng: hành trình sở hữu hòn đảo của các tỷ phú công nghệ
Trong thế giới của các tỷ phú công nghệ, việc sở hữu những hòn đảo đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng và giàu có. Larry Page, đồng sáng lập Google và là người giàu thứ tám thế giới với tài sản ròng 132 tỷ USD chính là người đi đầu trong xu hướng này.
Hòn đảo Cayo Norte vừa trở thành hòn đảo thứ năm gia nhập bộ sưu tập hòn đảo tư nhân của ông với trị giá 32 triệu đô. Điều này cho thấy việc sở hữu các hòn đảo không chỉ đơn giản là phô trương tài sản mà còn ẩn chứa điều gì đó sâu sắc hơn trong giới tinh hoa công nghệ. Đó có lẽ là sức hấp dẫn từ áp lực cực độ giữa các tỷ phú trong việc tích lũy riêng cho mình những nơi bí ẩn này.
Đây là một cuộc cạnh tranh thầm lặng nhưng khốc liệt, trong đó số lượng hòn đảo dưới quyền sở hữu của một người vừa là biểu tượng địa vị vừa là thiên đường cá nhân. Bên cạnh đó, Larry Page cũng gợi mở rằng “những hòn đảo có thể đóng vai trò là “nơi an toàn” để các nhà công nghệ thử nghiệm và đổi mới tránh xa tầm mắt của công chúng”.
Sức hấp dẫn của quyền sở hữu đảo
Nhà môi giới Chris Krolow hiện có 608 hòn đảo tư nhân đang được rao bán tại trang web mua bán đảo của ông. Đắt nhất là đảo Rang Yai gần đảo nghỉ dưỡng Phuket ở Thái Lan với giá 160 triệu USD. Toàn bộ hòn đảo rộng 110 mẫu được cung cấp nước ngọt, máy phát điện và dịch vụ điện thoại di động chỉ cách sân bay quốc tế chính 20 phút.
Khi cuộc đua giành quyền sở hữu hòn đảo tiếp tục diễn ra, nó như tấm gương phản chiếu các giá trị, tham vọng của xã hội và sự tự do tối thượng. Liệu các hòn đảo tư nhân sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu và cải tiến công nghệ hay đó chỉ là vỏ bọc để các tỷ phú tránh xa sự giám sát của công chúng về số tiền họ chi cho những vùng đất hẻo lánh của mình?
>> Xem thêm: Gặp gỡ 10 tỷ phú công nghệ tầm cỡ từ Trung Quốc