Tại sao Bullet Journal có thể trở nên toxic?
Một trong những xu hướng nổi bần bật trên TikTok cũng như trong cộng đồng giới trẻ ngày nay là Bullet Journal, một cách lập kế hoạch và quản lý thời gian cá nhân. Tuy nhiên, dường càng ngày trào lưu này càng bị đẩy đi xa khỏi mục đích ban đầu của nó. Dưới sự áp lực của sự hoàn hảo và tính thẩm mỹ, Bullet Journal có thể trở thành “toxic”. Hãy cùng Techie tìm hiểu Bullet Journaling là gì và tại sao nó lại có thể trở nên “toxic” nhé!
Bullet Journal là gì?
Bullet journal còn được gọi tắt là bujo. Đây có thể là một cuốn tốc ký, nhật ký hay một cuốn sổ ghi chép lại về kế hoạch và công việc của bạn. Bujo là một phương pháp ghi chép dùng để quản lý bản thân do Ryder Carroll nghiên cứu và phát triển thông qua cách ghi chép hằng ngày của ông. Cái tên “bullet journal” được bắt nguồn từ việc sử dụng các kí hiệu, dấu gạch đầu dòng để đánh dấu các công việc cần làm.
Những năm gần đây, sở thích này đã được “tiến hoá” hơn bởi các content creator ở chỗ được chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau và trang trí bằng nhiều hoạ tiết, ký tự… đa dạng.
Từ đó, Bullet journaling không chỉ là một cách hiệu quả để lập kế hoạch và quản lý thời gian mà còn là một cách sáng tạo để thể hiện bản thân và tổ chức cuộc sống cá nhân một cách cẩn thận. Điều này đã tạo nên sự phổ biến của trào lưu này và nó thường được chia sẻ và thảo luận trên mạng xã hội và các cộng đồng trực tuyến.
Bullet Journaling sẽ trở nên Toxic khi nào?
Khi tìm kiếm từ khoá “Bullet Journal” trên các kênh social, thì điều nổi bật nhất mà bạn dễ dàng nhận ra là sự chỉn chu, hoàn mỹ của những cuốn sổ này. Dường như mọi hoạt động trong ngày từ ngủ, ăn, uống đến cả tâm trạng đều được ghi chép lại.
YouTuber AmandaRachLee đã thu hút hàng triệu lượt xem với nội dung xoay quanh cách cô trang trí và điền những cuốn sổ này. Đây chỉ là một số trong rất nhiều kênh đã giúp phổ biến hóa trào lưu Bullet journal. Tuy nhiên, mặc dù ban đầu bullet journal có ý nghĩa tốt đẹp là giúp mọi người viết quản lý được cuộc sống của họ và học cách sáng tạo trên mặt giấy, nhưng vì truyền thông quá đà đã tạo ra những tiêu chuẩn không thực tế.
Hầu hết các influencer về mảng văn phòng phẩm đều được tài trợ vì vậy việc họ dùng vô số loại sổ, bút màu, sticker để trang trí sổ với mục đích tiếp thị sản phẩm là chính. Người xem đặc biệt là các em nhỏ dù chưa độc lập về tài chính cũng sẽ bị ảnh hưởng và đòi hỏi ba mẹ chi 1 khoảng tiền không hề rẻ để đu “trend” cho bằng anh bằng chị. Trong khi đó mục đích chính của Bullet Journal là hoạch định thời khoá biểu lại bị lãng quên.
Những trang sổ hoàn hảo và trang trí đã vô tình tạo ra áp lực cho người viết khi phải hằng ngày vừa vẽ vừa cắt dán các trang như vậy, điều này thật phi thực tế và mệt mỏi. Hệ thống lập kế hoạch của mỗi người nên là duy nhất và phù hợp cho từng cá nhân, chúng ta không nên chạy theo bất kì trào lưu nào.
Tại sao Gen-Z muốn tự làm khó bản thân vậy?
Ngày nay, Gen-Z dường như đang phải chịu một áp lực đặc biệt về việc phải thành công, họ cũng tiếp xúc quá nhiều với các người sáng tạo nội dung (những người luôn có đủ và nhiều hơn những gì họ cần). Từ đó những người trẻ có cảm giác rằng họ cần đặt ra cho mình nhiều thử thách hơn, nhưng trái lại với việc cố gắng hoàn thành chúng, họ lại dành nhiều thời gian chỉ để trang trí cuốn sổ với hàng loạt nhiệm vụ đầu dòng rồi đăng lên Instagram để thể hiện bản thân đang sống có tổ chức.
Hãy để công nghệ giúp bạn
- Notion: Notion là một nền tảng đa năng cho phép bạn tạo ra các trang cá nhân hoặc dự án với các lựa chọn như chèn tài liệu, tạo danh sách công việc, lên lịch trình, và nhiều chức năng khác. Notion cung cấp tính năng tùy chỉnh cao, cho phép bạn tuỳ chỉnh theo nhiều cách hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.
- Evernote: Evernote là một ứng dụng ghi chú đa năng cho phép bạn lưu trữ và tổ chức ghi chú, hình ảnh, tệp tin và thậm chí cả trang báo web. Nó cung cấp tính năng tìm kiếm mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng tìm lại thông tin cần thiết.
- OneNote: OneNote của Microsoft là một ứng dụng ghi chú và tổ chức thông tin tích hợp trong bộ Office. Nó cho phép bạn tạo ra các sổ ghi chú số, lưu trữ hình ảnh, tệp tin, và cả dạng tay viết.
- Google Keep: Đây là một ứng dụng ghi chú đơn giản của Google, cho phép bạn tạo ra danh sách công việc, ghi chú nhanh, thậm chí cả file ghi âm. Dữ liệu được đồng bộ hóa với tài khoản Google, giúp bạn truy cập thông tin từ bất kỳ thiết bị nào.
- Bear: Đây là một ứng dụng ghi chú tập trung vào việc viết và tổ chức văn bản. Nó hỗ trợ định dạng markdown và có tính năng tìm kiếm mạnh mẽ.
Cuối cùng, Bullet Journal có thể trở thành một công cụ hữu ích và bổ ích nếu được sử dụng một cách cân đối và nhằm phục vụ mục tiêu cá nhân của bạn. Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe tinh thần của bạn quan trọng hơn bất kỳ danh sách công việc nào, và hãy tạo điều kiện để Bullet Journal hỗ trợ bạn, chứ không tạo thêm áp lực không cần thiết.
Xem thêm: Công cụ AI mới của Wix có thể tạo một trang web hoàn chỉnh từ promtp