Bệnh Parkinson có thể được chẩn đoán sớm bằng đồng hồ thông minh!
Theo công bố của Viện nghiên cứu chứng mất trí Vương quốc Anh (UKDRI) và Viện đổi mới khoa học thần kinh và sức khỏe tâm thần (NMHII) tại đại học Cardiff, các sản phẩm đồng hồ thông minh có thể được sử dụng để phát hiện sớm Parkinson. Tìm hiểu nhanh cùng Techie nhé!
Dự đoán triệu chứng sớm trước 7 năm
Parkinson là căn bệnh thoái họa hệ thần kinh tiến triển thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ, từ 35 tuổi cũng có thể xuất hiện dấu hiệu của bệnh Parkinson.
Nguyên nhân của bệnh Parkinson là tế bào não bị suy thoái qua nhiều năm. Các triệu chứng xuất hiện bao gồm: run hoặc chấn động không tự ý, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và mất ổn định tư thế.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thì nhưng Parkinson gây ra trở ngại lớn cho công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Parkinson thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, lúc này chức năng vận động của người bệnh đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Tin vui là từ nay, chúng ta có thể sử dụng đồng hồ thông minh để theo dõi và chẩn đoán sự phát triển của bệnh Parkinson lên đến 7 năm trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Cụ thể, UKDRI và NMHII đã tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu từ hơn 100.000 người đeo đồng hồ thông minh. Bằng cách theo dõi tốc độ di chuyển của các tình nguyện viên trong chỉ một tuần từ năm 2013 đến năm 2016, nhóm nghiên cứu đã dự đoán được những người sẽ phát triển bệnh Parkinson.
Khám phá này có tiềm năng lớn để trở thành công cụ sàng lọc bệnh Parkinson. Tuy vậy, vẫn cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn, đồng thời so sánh kết quả với dữ liệu trên nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo tính chính xác.
Tiềm năng trở thành công cụ sàng lọc
Hiện có khoảng 30% dân số Anh đeo đồng hồ thông minh. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Cynthia Sandor nói rằng chúng có thể cung cấp một phương pháp giá rẻ và đáng tin cậy để nhận biết bệnh Parkinson. Các kết quả cho thấy, chỉ trong 7 ngày thu thập dữ liệu, chúng có thể dự đoán căn bệnh có thể xảy ra trong 7 năm tới.
Mặc khác, điều này cũng có tác động tích cực trong việc tuyển các tình nguyện viên tham gia vào các cuộc thử nhiệm lâm sàng, cho phép bệnh nhân tiếp cận điều trị bệnh ở giai đoạn sớm trong tương lai – khi những phương pháp điều trị như vậy trở nên phổ biến.
Tiến sỹ Kathryn – một trong những thành viên của đội nghiên cứu – cho biết cô rất tin tưởng vào độ chính xác của mô hình và khẳng định rằng dự án này có khả năng phân biệt bệnh Parkinson với các bệnh lý khác ảnh hưởng đến chuyển động, như tuổi già hoặc sự suy giảm hệ thần kinh vận động.
Tuy nhiên, việc thông báo cho các cá nhân về chẩn đoán bệnh Parkinson của họ trước khi các triệu chứng thật sự xuất hiện cũng là một vấn đề nan giải. Hiện tại, điều này là tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Điều quan trọng của nghiên cứu là tạo động lực để phát triển các phương pháp điều trị, cho phép sớm ngăn chặn quá trình suy giảm gây ra Parkinson.
Như vậy, có thể thấy AI dự đoán được kết quả nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp chẩn đoán Parkinson được các bác sỹ sử dụng hiện nay. Với phát hiện trên, có lẽ sẽ có thêm nhiều người cân nhắc sử dụng thiết bị smartwatch.
>>Xem thêm: 5 app điện thoại uy tín để theo dõi sức khỏe tinh thần