Những cái độc lạ có 1-0-2 tại Liên hoan phim Cannes
Những ngày gần đây thành phố Cannes, Pháp đang rộn ràng với những sự kiện văn hóa tuyệt vời – Liên hoan phim Cannes. Không chỉ là một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới, Cannes còn là nơi các bộ phim táo bạo, độc đáo và gây sốc được ra mắt và tôn vinh. Đây không chỉ là nơi những bộ phim đặc biệt, mà còn là sự sum họp của những cái độc lạ có 1-0-2. Những tác phẩm đầy bất ngờ và những trải nghiệm tưởng chừng như không thể tin được đã làm nên một Liên hoan phim Cannes đáng nhớ. Cùng Techie tìm hiểu về những điều thú vị tại Liên hoan phim lớn nhất thế giới này nhé!
Những tràng pháo tay dài đến chục phút
Như thường lệ, sau khi mỗi bộ phim được công chiếu thì sẽ có 1 tràng pháo tay từ khán giả dành cho đội ngũ làm phim. Nhưng điều kì lạ ở Cannes là những tràng pháo tay này kéo dài rất lâu – có thể từ 10 đến 22 phút. Tại sao mọi người lại có thể vỗ tay suốt thời gian dài như vậy? Liệu không ai có cảm giác mỏi tay sao?
Đến nay vẫn không có lý do chính xác vì sao vỗ tay dài lại trở thành một “nghi thức truyền thống” tại Cannes. Tuy nhiên, các nhà xã hội học đã đưa ra một số giải thích cho rằng khán giả tại Cannes đơn giản chỉ theo kịp hành động của những người ngồi hàng đầu.
Theo Nicholas Christakis, giám đốc Human Nature Lab tại Đại học Yale, độ dài của việc vỗ tay tại Cannes thể hiện “thứ bậc danh giá”. Có nghĩa là khán giả sẽ có xu huớng bắt chước những người ngồi hàng đầu, mà thường bao gồm các nhà làm phim, diễn viên và nhà quản lý cấp cao – những người thường được coi là quyền lực và ảnh hưởng hơn. “Điều này gần như việc tiếp cận và bắt chước với những cá thể có thể mang lại lợi ích cho bản thân” Christakis nói với The Atlantic vào năm 2021. Ví dụ, tràng vỗ tay dài sau khi công chiếu “Killers of the Flower Moon” đã bắt đầu lắng xuống, nhưng khi Leonardo DiCaprio tiếp tục vỗ tay, thì khán phòng lại tiếp tục vỗ tay và kéo dài tràng vỗ tay lên tới chín phút. Tràng vỗ tay dài nhất được ghi nhận tại Cannes là cho bộ phim “Pan’s Labyrinth” vào năm 2006, với một đợt vỗ tay kéo dài 22 phút.
Thảm đỏ được thay 3 lần/ngày
Đây là nơi các ngôi sao hàng đầu khoe dáng
Liên hoan phim Cannes không đơn giản chỉ dùng có một thảm đỏ trong suốt sự kiện. Nhà tổ chức sự kiện đã thay thảm đỏ dài hơn 2km ba lần mỗi ngày (tức khoảng 40 lần trong suốt sự kiện).
Hành động này đã gây phẫn nộ đối với các nhà hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Vào năm 2013, Hiệp hội Greenpride đã lên kêu gọi ngừng việc sử dụng thảm đỏ quá mức tại Liên hoan Cannes. “Trong nhiều năm qua, Cannes đã tiêu thụ hàng km thảm đỏ gần như chưa được sử dụng; năm ngoái, một trong các tổ chức Cannes đã được hỏi vì sao họ thay đổi thảm đỏ ngay cả khi nó không hư hỏng, và người đó đã nói ‘Tôi không biết'”.
Phụ nữ có thể không được tham dự nếu mang giày bệt
Mặc dù không có quy định cụ thể về chiều cao hay kiểu dáng giày dép tại Liên hoan phim, năm 2015, một số phụ nữ đã bị từ chối tham gia liên hoan vì mang giày bệt, và sự việc này được gọi là ‘heelgate’ (scandal giày cao gót). Nhằm đáp lại, Denis Villeneuve và các nam diễn viên trong Sicario đã tuyên bố sẽ mang giày cao gót để bước lên bậc thang, nhưng đáng tiếc là không thực hiện được. Trong một sự kiện nổi tiếng tại Cannes, Kristen Stewart đã tạo ra sự chú ý khi cởi giày cao gót và đi trên thảm đỏ barefoot (chân trần). Hành động này của cô được coi là một biểu tượng của sự phản đối và tự do cá nhân, đồng thời là một lời chứng minh rằng không cần phải tuân thủ một quy chuẩn nhất định về trang phục tại Liên hoan.
Giải thưởng giành cho chó?
Bạn không đọc nhầm đâu, Liên hoan phim Cannes có giải thưởng có tên Palm Dog – Đây là một giải thưởng phụ thường niên do các nhà phê bình điện ảnh quốc tế trao tặng cho màn trình diễn của các chú cho trong những bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes. Vào năm 2017, một chú chó Bruno thuộc giống poodle đã được trao giải Palm Dog Award cho diễn xuất của mình trong bộ phim The Meyerowitz Stories của Netflix. Vì Bruno không thể đến Cannes, nên một chú chó bản địa tên Cosmo đã “thay mặt” nhận dùm giải thưởng danh giá này.
Đội ngũ truyền thông lớn chỉ thua Olympic
Trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 4500 nhà báo tham dự liên hoan Cannes, đồng nghĩa với việc đây là sự kiện có độ phủ sóng truyền thông lớn thứ hai sau Đại hội Thể thao Olympic. Vào năm 1954, nhiều paparazzi đã bị thương khi họ tranh giành để chụp ảnh nữ diễn viên người Anh Simone Silva khỏa thân trên bãi biển. Sau màn biểu diễn trên cô diễn viên này còn mang cho mình biệt danh ‘Nữ hoàng Liên hoan 1954’. Hành động của Simone Silva được coi là khiếm nhã, thèm khát danh tiếng và gây xao lạc sự chú ý khỏi sự kiện Liên hoan phim.
Tại sao giải thưởng của LHP Cannes là cành cọ?
Giải thưởng Palme d’Or được thành lập vào năm 1955 và từ đó đã trở thành biểu tượng của sự xuất sắc trong ngành công nghiệp điện ảnh. Giải thưởng Palme d’Or được làm bằng vàng 24 carat và được thiết kế theo hình mẫu của biểu tượng của Cannes – lá cọ. Palme d’Or được trao cho bộ phim được coi là xuất sắc nhất trong đại hội phim Cannes. Đây là giải thưởng công nhận sự đóng góp nghệ thuật và sự sáng tạo của các nhà làm phim.
Một ban giám khảo quốc tế được thành lập để chọn giải thưởng Palme d’Or. Ban giám khảo này bao gồm các nhà làm phim và các chuyên gia điện ảnh hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Họ xem xét và đánh giá các bộ phim được trình chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Cannes và chọn ra bộ phim xuất sắc nhất để nhận giải thưởng.
Xem thêm: Danh hiệu EGOT trong làng nghệ thuật danh giá đến mức nào?