Phát hiện mới: Thực vật cũng thét ra âm thanh khi bị căng thẳng

Khi thực vật căng thẳng chúng thét ra âm thanh như những bọc bong bóng bị vỡ. Âm thanh đó giống như tiếng phát ra của những cơn ác mộng, tưởng tượng như bạn đang thưởng thức món salad ngon lành thì đột nhiên, một trong những quả cà chua bắt đầu kêu lên khi bạn cắt vào nó. 

Mặc dù kịch bản trên hơi phóng đại thái quá, nhưng các nhà sinh vật học từ Đại học Tel Aviv đã phát hiện ra rằng khi thực vật bị căng thẳng chúng sẽ thét ra âm thanh có âm lượng tương đương với cuộc trò chuyện bình thường của con người.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng may mắn thay, tần số âm thanh của chúng quá cao để con người có thể nghe thấy nhưng có khả năng côn trùng và các động vật có vú khác có thể nghe thấy chúng.

Tác giả chính, Giáo sư Lilach Hadany, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Tel Aviv cho biết: “Ngay cả trong một trường yên tĩnh, thực sự có những âm thanh mà chúng ta không nghe thấy, và những âm thanh đó như đang truyền thông tin giao tiếp” 

“Có những loài động vật có thể nghe thấy những âm thanh này, vì vậy có khả năng xảy ra rất nhiều tương tác âm thanh.”

“Thực vật thường xuyên tương tác với côn trùng và các động vật khác, và nhiều sinh vật trong số này sử dụng âm thanh để giao tiếp, vì vậy nếu thực vật hoàn toàn không sử dụng âm thanh thì sẽ không tốt lắm.”

ghi-lai-am-thanh-cua-thuc-vat
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại âm thanh của cây

Các nhà nghiên cứu đã ghi lại âm thanh của cây cà chua bằng micrô thông thường. Các nhà nghiên cứu đặt cây cà chua và cây thuốc lá trong buồng cách âm, sau đó đặt trong môi trường nhà kính ồn ào. Trong cả hai tình huống, trước tiên họ gây căng thẳng cho chúng bằng cách không tưới nước trong vài ngày và sau đó cắt bỏ thân của chúng.

Sau khi ghi âm các cây thực vật, các nhà nghiên cứu đã đào tạo một thuật toán học máy để phân tích sự khác biệt trong âm thanh được tạo ra bởi các cây không bị căng thẳng, các cây khát nước và các cây bị cắt.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cây bị căng thẳng sẽ tạo ra khoảng 30 đến 50 tiếng kêu lách cách có âm sắc cao mỗi giờ ở các khoảng thời gian ngẫu nhiên, trong khi các cây không bị căng thẳng lại tạo ra rất ít âm thanh đó.

Hơn nữa, thuật toán học máy có thể xác định các loại âm thanh khác nhau được tạo ra dựa trên nguyên nhân gây căng thẳng và cũng như từ loại cây nào tạo ra âm thanh đó

Vẫn chưa rõ chính xác làm thế nào thực vật tạo ra những âm thanh này, mặc dù các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là do sự hình thành và vỡ ra các bong bóng khí bên trong thực vật.

Tương tự như vậy, không rõ mục đích của âm thanh là gì. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết có khả năng các loài thực vật và động vật khác đang “lắng nghe” để đạt được một số lợi ích nào đó. 

“Có thể các sinh vật khác đã tiến hóa để nghe và phản ứng với những âm thanh này,” Hadany nói.

“Ví dụ, một con sâu bướm có ý định đẻ trứng trên cây hoặc một con vật có ý định ăn thực vật có thể sử dụng âm thanh để giúp chúng ra quyết định.” 

“Nếu những cây thực vật khác có thông tin về sự căng thẳng trước khi nó xảy ra, thì chúng có thể chuẩn bị cho việc đó.”

dong-vat-va-thuc-vat-nghe-thay-am-thanh
Động vật và cả thực vật có thể nghe thấy âm thanh để giao tiếp với nhau

>>>Xem thêm: Từ góc độ khoa học: Ant-Man mới là chiến binh mạnh nhất đội Avenger?!

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...