Sự trỗi dậy của các chatbot trị liệu: có nên tin tưởng AI về sức khỏe tinh thần?
Các chatbot AI trị liệu đang giúp cho con người dễ dàng hơn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, liệu lợi ích nó mang lại có xứng đáng với rủi ro đang tiềm ẩn hay không?
Sự bùng nổ của những “nhà trị liệu ảo”
Tìm kiếm một nhà tâm lý học không phải là câu chuyện đơn giản. Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng đột biến tình trạng trầm cảm và lo âu, dẫn đến sự thiếu hụt toàn cầu về các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tâm lý trị liệu là một dịch vụ đắt đỏ. Và ngay cả đối với những người có khả năng chi trả, việc lên lịch hẹn, sắp xếp thời gian gặp bác sỹ tâm lý cũng đòi hỏi sự nỗ lực nhất định. Đó là lúc các chatbot trị liệu xuất hiện: một phương án thay thế giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí!
Các chatbot trị liệu như Woebot, Wysa, Youper… đang trở nên phổ biến. Những “chuyên gia tâm lý” 24/7 này sử dụng các phương pháp như trị liệu hành vi nhận thức, có cấu trúc cụ thể và các bài tập được xây dựng rõ ràng.
Nghiên cứu về tương tác giữa con người và máy tính cho thấy, loài người có thể phát triển một một quan hệ, sự quan tâm và tin tưởng khi trò chuyện với bot. Chúng ta thậm chí có thể tin tưởng nó hơn những người xung quanh mình. Bởi chúng ta sợ bị người khác đánh giá và phán xét.
Tuy nhiên, liệu chatbot trị liệu có thực sự đáng tin cậy?
Các chatbot hiện đang sử dụng các khung trình trình trị liệu được thiết lập. Hiệu quả chúng đem lại có thể phụ thuộc vào cách tương tác của người dùng. Đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy chatbot trị liệu có thật sự tác dụng hay không, liệu chúng tốt hay xấu cho con người, và đối tượng phù hợp sử dụng là ai.
Hồi năm 2018, ứng dụng trị liệu Woebot đã gặp phải chỉ trích vì vô tình ủng hộ việc lạm dụng tình dục trẻ em. Vấn đề đó đã được giải quyết. Nhưng vẫn tiềm tàng nguy cơ nảy sinh các vấn đề khác. Bởi, không ai có thể dự đoán chính xác bot sẽ nói gì, đặc biệt là trong bối cảnh trị liệu. Hệ thống văn vản dựa trên AI vẫn còn tồn tại các vấn đề về phân biệt chủng tộc, giới tính và thông tin sai lệch.
Ngay cả những câu trả lời được soạn sẵn dựa trên quy tắc, việc gây hại cho người tìm kiếm lời khuyên về sức khỏe tinh thần vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt là với những đối tượng có tâm lý mỏng manh, dễ bị tổn thương.
Các nhà trị liệu giỏi có kỹ năng để biết khi nào và cách nào để thúc đẩy ai đó theo một hướng nhất định. Họ không chỉ nghe hay đọc những dòng chữ, mà còn quan sát cử chỉ, ngữ điệu của người được trị liệu để đưa ra câu trả lời phù hợp. Đây là một kỹ năng khó, đến nỗi mà đôi khi các chuyên gia tâm lý là con người cũng có thể mắc sai lầm.
Tất nhiên, các nhà trị liệu tâm lý học cũng có thể gây hại cho người trị liệu. Đã từng có những câu chuyện về việc tư vấn không an toàn và thiếu đạo đức đến từ một số nhà tâm lý học lừa đảo. Tuy nhiên nhìn chung, nghề nghiệp này được thiết kế để ngăn ngừa các nguy cơ tai hại, bằng các quy tắc đạo đức, yêu cầu cấp phép và các biện pháp bảo vệ khác.
Việc giao phó dữ liệu nhạy cảm về sức khỏe tinh thần của mình cho một người, khác với việc giao phó nó cho một tổ chức. Những nhà tâm lý học có thể mắc sai lầm, nhưng chúng không có rủi ro về quy mô. Và lợi ích của các chatbot trị liệu lại chính xác là điều đó: quy mô. Rõ ràng, lợi điểm bán hàng tốt nhất là khi nắm được tâm lý của một lượng lớn khách hàng.
Giảm ngưỡng chi phí cho dịch vụ sức khỏe tinh thần là một giá trị không thể chối bỏ. Song, chúng ta vẫn chưa biết liệu rủi ro có đáng giá với những lợi ích đó hay không. Chưa kể, vẫn có những cách hỗ trợ tinh thần mà không cần phải nhờ đến các nhà trị liệu tâm lý ảo.
Vậy, giải pháp thay thế là gì?
Nghe có vẻ trớ trêu, nhưng đôi khi giải pháp tốt hơn lại là những công nghệ đơn giản hơn. Năm 1970, Joseph Weizenbaum đã tạo ra một chatbot mang tên ELIZA, phần lớn trả lời người dùng bằng các câu hỏi đơn giản. Phương pháp viết nhật ký truyền thống, được nhiều nhà tâm lý trị liệu khuyên dùng, cũng có thể được thực hiện thông qua định dạng tương tác như ELIZA. Ngoài ra, các ứng dụng về thiền định và theo dõi tâm trạng cũng có tác dụng hỗ trợ người dùng trên hành trình chăm sóc sức khỏe tâm lý của mình.
Mặc dù các nhà phát triển chatbot trị liệu không đề cập đến câu chuyện thay thế, mà cho rằng chúng là công cụ bổ sung. Nhưng, các công cụ này không đuọc thiết kế để giúp các nhà trị liệu tâm lý phục vụ khách hàng tốt hơn, hay sử dụng như một can thiệp kết hợp với liệu trình tâm lý trị liệu. Khó có thể phủ nhận sự thật, chúng đang được sử dụng như một phương thức thay thế.
Đúng là các chatbot trị liệu tâm lý vẫn có tác động tích cực với nhiều người. Tuy nhiên, tốt hơn hết, chúng ta hãy nên cẩn trọng với bất kỳ sản phẩm nào được đưa ra thị trường mà thiếu nghiên cứu đầy đủ. Đặc biệt là khi phải cung cấp cho các ứng dụng AI những thông tin nhạy cảm của mình.
>>Xem thêm: 10 tips sử dụng ChatGPT hữu ích cho công việc và cuộc sống