Đối phó với Deepfakes: vấn đề hóc búa của các quốc gia!
Công nghệ Deepfakes – phần mềm cho phép trao đổi nhân dạng để giả mạo khuôn mặt, hình ảnh, giọng nói – đang trở thành vấn đề thật sự đáng quan ngại! Nhất là sau những gì đã diễn ra: Elon Musk bị một sàn giao dịch ảo giả dạng để lừa đảo tiền số; một doanh nghiệp bị kẻ gian giả giọng nói của giám đốc để đánh cắp hàng chục triệu USD; hay thậm chí là 100.000 phụ nữ bị phát tán ảnh nóng giả trên Telegram bằng Deepfakes!
Câu hỏi đặt ra là: các nhà chức trách trên thế giới đang làm gì để đối phó với Deepfakes?
Động thái cứng rắn của Trung Quốc
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các quốc gia chưa có động thái đáng kể đối với Deepfakes. Ngay cả khi công nghệ này ngày càng phát triển tinh vi và dễ dàng tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Nhưng Trung Quốc dường như lại là một ngoại lệ.
Vừa qua, Trung quốc đã công bố bộ quy tắc quản lý công nghệ Deepfakes và chính thức áp dụng ngay trong tháng 1/2023. Cụ thể, bộ quy tắc này bao gồm các quy định về xác thực danh tính; yêu cầu bên sử dụng Deepfakes phải thông báo đến người dùng về việc hình ảnh/video đã bị tác động bởi công nghệ; cũng như nghiêm cấm các hành vi đi ngược với pháp luật hiện hành.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn sẽ phải đối mặt với những rào cản tất yếu trong việc chi phối Deepfakes. Bởi, những kẻ lạm dụng công nghệ luôn hoạt động ẩn danh, có xu hướng khó bắt và chúng hoàn toàn có thể hoạt động thông qua các nền tảng bên trực tuyến không biên giới! Tuy nhiên, động thái của Bắc Kinh vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các chính phủ khác trong việc đối phó với công nghệ máy học và AI nhằm cung cấp năng lượng cho Deepfakes – theo như nhận định của một số chuyên gia công nghệ.
Công nghệ Deepfakes: Con dao hai lưỡi
Deepfakes không hoàn toàn xấu! Thực tế, công nghệ này có thể giúp ích cho khá nhiều lĩnh vực. Điển hình như ứng dụng cho người mua sắm trực tuyến thử áo quần trong các phòng thay đồ ảo; giúp cho các Dinorama (mô hình 3D) trong bảo tàng trở nên sinh động hơn; ứng dụng trong điện ảnh như công nghệ đóng thế, giúp các diễn viên nói được nhiều ngôn ngữ hơn trong các bản phát hành quốc tế… Hay như năm 2021, công nghệ Deepfakes cũng đã giúp cảnh sát Hà Lan “hồi sinh” lại một vụ án giết người cách đó tận 18 năm!
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm truyền thông công nghệ Massachusetts và UNICEF đã sử dụng các kỹ thuật tương tự để nghiên cứu sự đồng cảm bằng cách biến hình ảnh của các thành phố Bắc Mỹ và châu Âu thành các cảnh quan bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh Syria.
Song, cũng chính vì đó, các chuyên gia pháp lý lo lắng rằng Deepfakes có thể bị sử dụng sai lệch dẫn đến xói mòn niềm tin vào các video giám sát, hình ảnh và các bằng chứng khác. Bên cạnh đó là những rủi ro về đe dọa trực tuyến, tống tiền, thao túng chứng khoán hay thậm chí là những bất ổn về chính trị. Khối lượng ngày càng tăng của Deepfakes có thể dẫn đến tình huống “công dân không còn có thực tế chung, hoặc có thể tạo ra sự nhầm lẫn xã hội về nguồn thông tin nào thực sự đáng tin cậy” – theo trích dẫn từ báo cáo của Cơ quan thực thi pháp luật châu Âu Europol.
Các biện pháp bảo vệ
Nỗ lực nhằm tạo ra một lực lượng đặc nhiệm liên bang để kiểm tra công nghệ Deepfake ở Mỹ vần đang bị trì trệ. Một dự luật liên quan đã được đề xuất liên tục từ năm 2019 và 2021 nhưng đến hiện tại vẫn chưa được chấp thuận. Chỉ có một số ít các tiểu bang, bao gồm New York, hạn chế nội dung khiêu dâm từ Deepfakes.
Tuy nhiên, các đạo luật hoặc lệnh cấm vẫn có thể đấu tranh để chứa một công nghệ được thiết kế và cải tiến liên tục nhằm đối phó với Deepfakes. Bởi, theo nghiên cứu từ Rand Corp vào năm 2022, việc nhận diện Deepfakes khồng hề là vấn đề đơn giản! Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã hiển thị 1 số video cho hơn 3000 người và yêu cầu họ xác định những người bị tác động bởi Deepfakes. Kết quả cho thấy sai sót trong nhận diện lên đến hơn 30%. Thậm chí, ngay cả những sinh viên chuyên ngành Máy học tại Đại học Carnegie Mellon cũng mắc lỗi đến 20%.
Trước bối cảnh này, một số ông lớn trong lĩnh vực công nghệ như Photoshop, Adobe, cùng Microsoft, Intel và Twitter đã bắt tay nhau để xây dựng tiêu chuẩn về xác thực nhằm phát hiện các hành vi giả mạo nội dung, hình ảnh. Hay nói cách khác, hiện đang “có một cuộc đua vũ trang công nghệ giữa những người sáng tạo Deepfake và máy dò Deepfake” – theo Jared Mondschein, một nhà khoa học vật lý tại Rand.
Dẫu vậy, đây chỉ mới là giai đoạn đầu của “cuộc chiến”. Phía trước vẫn là một chặng đường dài để các nền tảng mạng xã hội có thể đưa ra các tiêu chuẩn xác minh thông tin một cách triệt để. Và ở vị trí là người dùng mạng xã hội ngày nay, chúng ta hãy luôn tỉnh táo trước nhiều luồng thông tin cũng như cân nhắc khi đăng tải những nội dung riêng tư của mình!
Lược dịch từ JordanNews