Disney dùng AI để “trẻ hoá” diễn viên

Công cụ AI mới từ Disney, FRAN, sẽ khiến việc “trẻ hoá” sẽ không còn là nỗi lo quá lớn của các diễn viên trong quá trình làm phim.

Trước đây, việc xử lý hậu kì trong quá trình làm phim – làm cho các diễn viên trẻ hơn hay già đi – thường tốn rất nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng, với công cụ trí tuệ nhân tạo mới nhất từ Disney – FRAN (Face Re-aging Network) – có thể thay đổi dấu hiệu tuổi tác trên gương mặt diễn viên một cách thuyết phục chỉ trong tích tắc.

Trong một bài báo khoa học, Disney Research Studios giải thích rằng FRAN là một kiến trúc mạng nơ-ron nhân tạo, hay neural network. Đây là loại hệ thống bao gồm chuỗi những thuật toán hỗ trợ tìm kiếm mối quan hệ cơ bản của một tập hợp dữ liệu, tương tự như cách các nơ-ron trong não bộ con người hoạt động.

Với hệ thống này, Disney xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu khổng lồ, tổng hợp nhiều bộ phận khác nhau của vô số các gương mặt nhân tạo theo nhiều độ tuổi. Do hệ thống sử dụng các hình ảnh nhân tạo làm dữ liệu chính, nên điều này sẽ giúp tiết kiệm công sức và thời gian hơn việc phải tìm kiếm và lưu trữ hàng trăm nghìn bức ảnh của rất nhiều con người với nhiều tiêu chuẩn khác nhau về biểu cảm gương mặt, cách tạo dáng, ánh sáng…

ai-disney-tre-hoa-dien-vien-voi-he-thong-du-lieu-lon
Công cụ FRAN được xây dựng từ hệ thống dữ liệu khổng lồ. Nguồn: Disney

FRAN sẽ sử dụng thông tin này để dự đoán những khu vực nào trên khuôn mặt sẽ chịu ảnh hưởng của lão hoá ở từng độ tuổi khác nhau, rồi từ đó chồng các lớp hiệu ứng (chẳng hạn như nếp nhăn) lên khuôn mặt diễn viên trong phim. Quy trình này được Disney ca ngợi là “cho ra hình ảnh tự nhiên, chân thực, hoàn toàn tự động và tiện lợi cho quá trình sản xuất.” Dựa theo thành phẩm đầu ra được cung cấp bởi Disney, thì công nghệ này hoàn toàn “xử đẹp” những hiệu ứng lão hoá đến từ những tên tuổi khác, chẳng hạn như Snapchat.

Tuy nhiên, công cụ này cũng tồn tại một số hạn chế. Disney cũng lưu ý rằng FRAN sẽ không thích hợp cho những thay đổi quá phức tạp khi khoảng cách tuổi tác giữa diễn viên và nhân vật quá lớn hay tóc của các diễn viên sẽ không đổi màu trong quá trình lão hoá, bởi dữ liệu này không được cung cấp trong hệ thống dữ liệu dùng để xây dựng công cụ này.

Và bởi công nghệ xử lí VFX (Visual Effects) thường thấy cũng như các kĩ thuật trang điểm từ các chuyên nghiệp vẫn xử lý được những hạn chế này, FRAN có lẽ vẫn sẽ chưa thay thế được nhiều bước trong quy trình sản xuất phim ảnh trong tương lai gần.

cong-cu-tre-hoa-ai-cua-disney-han-che
Công cụ này của Disney vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn: Disney

Việc Disney đầu tư cho việc xây dựng các hiệu ứng thị giác tự động có lẽ không phải là tin mới mới, bởi hãng là một trong những cái tên hàng đầu trong việc tái tạo hay trẻ hoá diễn viên trên màn ảnh. Các nhân vật trong vũ trụ điện ảnh Marvel như Nick Furry (Samuel L. Jackson), Hank Pynn (Michael Douglas) và Ego the Living Planet (Kurt Russell) đã được hiệu chỉnh về mặt thị giác trong những năm gần đây.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Disney huấn luyện AI để thay đổi diện mạo con người, khi vào năm 2020, bộ phận nghiên cứu của hãng này cũng đã phát hành công cụ deepfake cho ra chất lượng hình ảnh cực kì chân thực. Industrial Light & Magic (Công ty hiệu ứng hình ảnh của Disney) cũng đã nghiên cứu và đang áp dụng những hệ thống làm giảm thiểu quy trình hậu kì hiện , chẳng hạn như màn hình LED khổng lồ cao 20 feet cho phim The Mandalorian.

Mặc dù công nghệ này mang lại những thay đổi tích cực trong lĩnh vực làm phim, hiện nay vẫn chưa rõ Disney có định hướng công khai rộng rãi công nghệ này hay không. Hơn nữa, công nghệ này vẫn còn cần được cải thiện, do đó, cũng sẽ còn khá lâu nữa cho đến khi khán giả thực sự nhìn thấy những thay đổi thị giác cực kì tinh xảo được đề cập trên đây.

Lược dịch từ The Verge.

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...