Angel Investor – Họ có thật sự “thiên thần” như tên gọi?

Angel Investor – cụm từ “Nhà đầu tư thiên thần” nhìn chung vẫn còn khá xa lạ. Bộ người ta quăng cho mình mớ tiền rồi kêu mình kinh doanh đi, đầu tư đi, vậy là thiên thần đúng không? Cũng đúng. Vậy chắc họ giàu lắm, nên mới có thể vung tay nhiều tiền cho doanh nghiệp kinh doanh đúng không? Cũng chưa hẳn đúng. Còn nhiều câu hỏi nữa về Angel Investor mà Techie sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết này.

Đầu tiên, họ chắc chắn là nhà đầu tư

Đây là những cá nhân đầu tư vào các công ty khởi nghiệp triển vọng nhằm nắm giữ một phần của doanh nghiệp đó. Số tiền đầu tư đa dạng, người đầu tư cũng muôn hình vạn trạng, nhưng có một điều có thể thấy rõ – đây là xu hướng có tiềm năng lớn – vào năm 2017, các nhà đầu tư dạng này rót 25 triệu USD vào 70.000 công ty.

Nhà đầu tư thiên thần có thể là những người kinh doanh chuyên nghiệp? Đúng. Nhưng họ cũng có thể là:

  • Những người thuộc những ngành nghề khác – kế toán, luật sư, bác sĩ…
  • Những nhà điều hành các công ty ở mức C (CEO, CMO,…) – những người có kinh nghiệm “xương máu” trong việc vận hành một công ty
  • Những nhà kinh doanh nhỏ khác nhưng đã xây dựng thành công các công ty khác và biết cách nhận diện một công ty khởi nghiệp có tiềm năng tạo ra lợi nhuận
  • Những người đầu tư doanh nghiệp bên cạnh công việc chính
  • Các nền tảng gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) gọi vốn theo nhóm, mỗi người trong nhóm đầu tư một khoản nhỏ sau đó nhận một phần nhỏ nếu công ty thành công

AngelInvestor1-dau-tu-thien-than

Tiếp theo, vì sao gọi họ là thiên thần? 

Gọi họ là thiên thần, vì họ đầu tư vào công ty ở giai đoạn sớm nhất – ươm mầm. Họ chấp nhận đầu tư cả khi công ty đã có quy trình vận hành ổn định và cả khi công ty khi chỉ mới có ý tưởng sơ khởi ban đầu.

Trong quy trình gọi vốn đầu tư, chúng ta có vòng gọi vốn ban đầu – với nguồn vốn từ founder, bạn bè, gia đình hay vay vốn ngân hàng. Để doanh nghiệp phát triển hơn, doanh nghiệp cần những khoản đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Vậy thì nhà đầu tư thiên thần nằm ở đâu trong quy trình này? Họ chính là bước đệm giữa hai điểm – khi mà nguồn vốn ban đầu đã dần hết và trước khi doanh nghiệp chứng tỏ được tiềm năng với các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Một điểm nữa để những nhà đầu tư này được gọi là “thiên thần” là họ thường không yêu cầu sở hữu hơn 25% cổ phần của công ty. Những người có nhiều kinh nghiệm chinh chiến hiểu rằng, các nhà sáng lập phải là người nắm giữ nhiều cổ phần nhất ở công ty, giữ cho họ động lực để đẩy doanh nghiệp phát triển.

Quá trình gặp gỡ và đầu tư diễn ra thế nào? 

Các nhà đầu tư mạo hiểm thường gặp gỡ các công ty trẻ, đang phát triển thông qua hình thức truyền miệng, qua các seminar về ngành, thông qua giới thiệu từ các tổ chức đầu tư uy tín, từ các diễn đàn kinh doanh trực tuyến hay các sự kiện địa phương được tổ chức bởi các hiệp hội thương mại.

Nếu tìm được tiếng nói chung, các nhà đầu tư sẽ tiến hành thẩm định chuyên sâu bằng cách nói chuyện với các nhà sáng lập, đánh giá các tài liệu đầu tư kinh doanh và nghiên cứu ngành mà công ty đang nhắm đến.

AngelInvestor2-dau-tu-thien-than

Khi đã đạt được thỏa thuận hợp đồng, cam kết và điều khoản đầu tư sẽ được thiết lập, đồng thời các quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư, các thông số kiểm soát và cả chiến lược thoái vốn cho nhà đầu tư thiên thần.

Khi hợp đồng đã được soạn thảo và ký kết, thương vụ thành công, và quỹ đầu tư sẽ được rót cho công ty sử dụng.

Đầu tư thiên thần cũng có lợi bất cập hại

Điểm tốt thì nhiều, nhưng cũng có vài điểm cần lưu ý khi làm việc với nhà đầu tư thiên thần:

  • Ít quyền kiểm soát hơn: Rõ ràng, khi tham gia một thương vụ, bạn phải chấp nhận mất đi một phần quyền kiểm soát với doanh nghiệp của mình. Khoản đầu tư có thể nhỏ, nhưng mà các nhà đầu tư thiên thần có thể đòi hỏi tham gia vào công ty với vai trò lớn hơn.
  • Nguy cơ chịu thiệt: Nhà đầu tư sẽ đòi hỏi đổi chác cho nguồn vốn họ cung cấp, và thứ họ muốn, có thể là cổ phần, lợi nhuận kinh doanh, hay quyền điều hành doanh nghiệp, và những giá trị này khi quy đổi ra, đôi khi có thể đắt hơn cả vay vốn ngân hàng.
  • Nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm: Họ có thể không đưa ra được những lời khuyên kinh doanh tốt hoặc liên tục cập nhật tình hình kinh doanh. Đây thường là kiểu nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã rót nguồn vốn lớn vào các công ty.

AngelInvestor3-dau-tu-thien-than

Ngoài đầu tư thiên thần, giới khởi nghiệp còn có cụm từ “đầu tư mạo hiểm”. Vậy, đầu tư mạo hiểm là gì và nó khác biệt như thế nào với đầu tư thiên thần trong việc rót vốn cho doanh nghiệp? Cùng Techie tìm hiểu qua các bài viết: Venture Capital – Liều cỡ nào thì được gọi là đầu tư mạo hiểm?

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...