Vệ tinh bị hack có thể ảnh hưởng đến bạn thế nào?

Vệ tinh đang ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và do đó, chúng đang trở thành mục tiêu ngày càng hấp dẫn đối với tin tặc. Một vệ tinh bị hack có thể gây ra tác động tàn phá đối với nền kinh tế toàn cầu, làm gián đoạn mọi thứ từ giao tiếp và định vị đến giao dịch tài chính và lưới điện. Cùng Techie tìm hiểu ngay!

“Lưới điện, lưu trữ đám mây, hàng không, giao dịch tài chính, định vị, ATM và các phương thức thông tin liên lạc hiện đại đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng vệ tinh. Vì thế nếu vệ tinh bị hack thì sẽ là một thảm hoạ” –Mathieu Bailly, trưởng bộ phận kinh doanh vũ trụ tại CYSEC SA

Lổ hỏng từ số lượng!

Vệ tinh quanh trái đất
Số lượng vệ tinh hiện tại là quá nhiều

Kể từ năm 1957, khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik đầu tiên, các cơ quan vũ trụ khác nhau đã đưa từ 10 đến 60 vệ tinh vào quỹ đạo mỗi năm. Xu hướng này tiếp tục trong thập kỷ qua, cho đến khi con người bắt đầu thương mại hóa vũ trụ.

Đó là khi các công ty như SpaceX tham gia thị trường và đưa các vệ tinh nhỏ vào không gian với số lượng lớn và rẻ hơn nhiều. Hàng chục vệ tinh nhỏ như vậy sẽ được đặt trên một tên lửa tái sử dụng rồi phóng ra ngoài không gian, giúp giảm chi phí. Theo thống kê thì đã có hơn 1.300 vệ tinh mới đã được đưa vào quỹ đạo trong 9 tháng đầu năm 2021. Con số này gấp gần 5 lần so với năm 2019.

Nhưng vệ tinh chẳng khác gì những chiếc máy tính trong không gian – và không máy tính nào có thể chống lại việc hack. Với số lượng ngày càng tăng, khả năng một trong số chúng bị hack cũng tăng lên.

Có thể gây chết người

Một trong những kịch bản tàn khốc nhất là cơn bão địa từ do đợt bùng phát năng lượng mặt trời lớn kèm theo việc giải phóng plasma nhanh chóng từ mặt trời gây ra. Được gọi là Coronal Mass Ejection (CME), hiện tượng này có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho nhân loại.

Năm 1859, một cơn bão địa từ – được cho là lớn nhất trong loại hình này trong 500 năm – đã phá hủy hệ thống điện tín ở Bắc Mỹ và Châu Âu, khiến các cột thông tin liên lạc bốc cháy và điện giật nhân viên vận hành.

Hội chứng Kessler

Được đặt tên theo cựu nhà khoa học NASA Donald J. Kessler, giả thuyết cho rằng các vụ va chạm trên quỹ đạo giữa các vệ tinh sẽ gây ra một chuỗi va chạm liên tiếp. Nếu được đẩy đến mức độ cực đoan, Hội chứng Kessler sẽ khiến quỹ đạo thấp của Trái đất (lower orbit) trở nên vô dụng trong nhiều thế hệ tiếp nối vì rác thải vũ trụ từ các vệ tinh bị nổ trước đó.

Đe dọa an ninh mạng

an toàn thông tin mạng
An ninh mạng luôn là vấn đề quan trọng

Cũng như nhiều hệ thống phi quân sự khác, an ninh mạng vệ tinh có thể không phải là mối quan tâm chính của nhà sản xuất thiết bị. Tiến sĩ Eric Cole, một chuyên gia bảo mật mạng kỳ cựu, cho biết: “Vệ tinh được chế tạo để đảm bảo về chức năng, và sống còn ngoài vũ trụ, do đó không có nhiều tính năng bảo mật”.

Hiện tại không có mục tiêu nào béo bở hơn Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS). GNSS được biết đến nhiều nhất là Hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Điều thú vị là, “định vị” chỉ là một trong những lý do khiến chức năng GPS rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

GPS cho phép các nhà cung cấp dịch vụ đo thời gian với độ chính xác gần như hoàn hảo trên toàn thế giới. Đây là lý do tại sao, chẳng hạn, việc rút tiền ATM ở Bắc Kinh được thông báo tới ngân hàng ở Paris gần như ngay lập tức.

Chỉ cần một cuộc tấn công quy mô lớn vào tất cả các vệ tinh sẽ gây ra những gián đoạn lớn, thậm chí là chết người. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp dựa vào vệ tinh để cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Do đó, vệ tinh bị hack có thể tàn phá các công ty này. Một cuộc tấn công toàn cầu vào mạng lưới vệ tinh sẽ gây ra thiệt hại toàn cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả một sự cố hack nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Kết bài

Vệ tinh bị hack có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta và phá vỡ mạng lưới toàn cầu. Các doanh nghiệp dựa vào vệ tinh sẽ bị tê liệt và tác động đến sức khỏe và an toàn của con người. Dù các công ty có thể bảo vệ tính toàn vẹn của vệ tinh của họ, nhưng chỉ cần một vệ tinh bị hack thì cũng có thể là mối nguy hiểm thực sự đối với thế giới.

Xem thêm: Cáp quang biển là gì? Một số nguyên nhân khiến cáp quang biển bị hỏng

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...