Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào ngành công nghiệp tái chế chất thải

​​Ngân hàng Thế giới (The World Bank) đã thông báo rằng vào năm 2020, khoảng 2,24 tỷ tấn chất thải rắn đã được thải ra ngoài môi trường. Không dừng lại ở đó con số này dự kiến sẽ tăng 73% lên 3,88 tỷ tấn vào năm 2050. Vì vậy áp dụng công nghệ vào việc xử lí rác thải đang là việc cấp bách. Cùng Techie tìm hiểu!

ai-thông-minh-nhân-tạo-phân-loại-rác
Việc dùng sức người để phân loại hàng tấn rác thải là bất khả thi

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công nghệ đột phá và có tiềm năng lớn trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực tái chế chất thải. Nhờ vào khả năng xử lý hình ảnh và phân tích dữ liệu một cách tinh vi, AI đã mở ra những khả năng mới để tăng cường hiệu suất và độ chính xác của quá trình tái chế, từ đó góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Trong số các loại chất thải, nhựa là vấn đề lớn nhất. Theo Nghiên cứu của các trường Đại học Georgia và California, từ năm 1950 đến năm 2015, chúng ta đã sản xuất hơn 8,3 tỷ tấn chất thải nhựa.

AI-phân-loại-rác-thải
Công nghệ của Greyparrot: sử dụng AI và camera để theo dõi và phân loại rác thải trên băng chuyền

Mikela Druckman, người sáng lập của Greyparrot, một công ty khởi nghiệp tại Vương quốc Anh chuyên về xử lý và tái chế chất thải, không ngạc nhiên với những thống kê này. Druckman đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về chất thải chúng ta vứt đi. Theo Druckman, các cơ sở quản lý chất thải hàng ngày nhận được lượng chất thải khổng lồ. Kinh khủng hơn là rác thải không ngừng liên tục đổ vào các nhà máy xử lý.

Greyparrot đã lắp đặt camera trên băng chuyền ở khoảng 50 khu vực xử lý và tái chế chất thải trên khắp châu Âu. Họ sử dụng phần mềm AI để phân tích và giám sát rác thải đi vào nhà máy xử lý trong thời gian thực (real-time).

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển vượt bậc trong vài năm qua. Trong đó, khả năng xử lý hình ảnh của AI hiện đã rất tinh vi. Tuy nhiên, Druckman cho biết việc huấn luyện một hệ thống phân loại rác vẫn khá khó khăn “Một sản phẩm như chai Coca-Cola, khi bị vức vào thùng rác, sẽ bị nhàu nát, bị nghiền nát và bẩn thỉu. Vì vậy sẽ làm cho trí tuệ nhân tạo khó mà nhận diện 1 cách chính xác”.

Hệ thống của Greyparrot hiện theo dõi 32 tỷ vật phẩm chất thải mỗi năm, từ đó công ty có thể xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải. Cơ sở dữ liệu này sẽ được sử dụng bởi các nhà quản lý chất thải để tăng tính hiệu quả vận hành, hoặc chia sẻ ra cho công chúng để nâng cao ý thức. “Điều này cho phép các cơ quan quản lý có một sự hiểu biết tốt hơn về những gì đang diễn ra với rác thải. Chúng ta nói về biến đổi khí hậu và quản lý chất thải như hai vấn đề riêng biệt, nhưng thực ra chúng liên quan với nhau. Vấn đề trọng tâm là chúng ta cứ sử dụng tài nguyên nhưng không tìm ra cách tái chế chúng. Nếu chúng ta có các quy định nghiêm ngặt thay đổi cách chúng ta tiêu thụ và thiết kế bao bì, điều đó sẽ có tác động lớn đến chuỗi giá trị và cách chúng ta sử dụng tài nguyên”. Druckman hi vọng rằng các thương hiệu lớn sẽ bắt đầu sử dụng dữ liệu về rác thải các công ty như Greyparrot, từ đó thiết kế những sản phẩm thân thiện với việc tái chế hơn.

Troy Swope là chủ tịch Công ty Footprint. Công ty đã làm việc với nhiều siêu thị và cùng Gillette để chuyển đổi khay dao cạo nhựa sang khay được làm từ sợi cây có nguồn gốc từ thực vật. Trong một bài viết trên trang web của Footprint, ông cho rằng người tiêu dùng đang bị lừa bằng “định kiến về tái chế”.

Ông nhắc đến hộp salad nhựa được ghi nhãn “sẵn sàng tái chế” và đặt câu hỏi điều đó thực sự có nghĩa là gì. Swope viết: “Khả năng lớn là đống nhựa kia sẽ biến thành một đống rác. Cách duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng nhựa là ngừng sử dụng chúng ngay từ đầu.”

Minh bạch trong việc bảo vệ môi trường

Druckman cho biết greenwashing là một vấn đề lớn: “Chúng tôi đã thấy rất nhiều tuyên bố về bao bì xanh hoặc bảo vệ môi trường, nhưng đôi khi sự thật lại khác xa so với những gì người tiêu dùng nghĩ.”

công-nghệ-phân-loại-rác-polytags
Thẻ UV của Polytag chỉ có thể được nhìn thấy khi chiếu tia cực tím lên chúng

Để giúp các nhà bán lẻ biết rằng các chai nhựa đã sử dụng thực sự được tái chế và số lượng bao nhiêu, công ty Polytag của Anh sử dụng một thẻ cực tím (UV) mà mắt người không thể nhìn thấy. Khi các chai đến các nhà máy tái chế đã được quy định, các thẻ được đọc bởi máy Polytag. Số lượng chai sau đó được tải lên ứng dụng trên nền tảng đám mây theo thời gian thực, mà khách hàng của Polytag có thể truy cập.

Trưởng dự án Polytag, bà Rosa Knox-Bradley cho biết: “Khách hàng có thể xem chính xác bao nhiêu chai đang được tái chế, đây là điều mà trước đây chưa có thương hiệu nào dám làm.”

Xem thêm: Giải mã Trend-Z: Greenwashing – cú lừa dành cho người tiêu dùng

Để khuyến khích người dân, chính phủ Vương quốc Anh và các cơ quan quản lý ở Wales và Bắc Ireland dự định đặt “máy đổi nhựa thành tiền” tại các cửa hàng và khu vực công cộng khác, nơi mọi người được trả tiền để thu nhặt chai nhựa đã qua sử dụng và lon nước ngọt, người dân sẽ nhận lại được khoảng 20 xu mỗi chai nhựa.

Với tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, ngành công nghiệp tái chế chất thải có thể tận dụng các công nghệ hiện đại để đạt được hiệu suất cao hơn, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào ngành này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần tích cực vào việc xây dựng một tương lai bền vững và xanh hơn cho hành tinh chúng ta.

Xem thêm: Quên nỗi lo tận thế đi! Mối hiểm nguy thật sự của công nghệ AI đã xuất hiện và cấp thiết hơn nhiều!

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...