Tương lai của làm việc remote – nhân rộng hay kết thúc?
Xu hướng làm việc remote (làm việc từ xa) đang phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, bất chấp mong muốn của một số CEO muốn đưa nhân viên quay trở lại văn phòng.
Xu hướng làm việc remote dường như sẽ tiếp tục phát triển. Khảo sát của USA Today cho thấy 14% nhân viên tại Mỹ hiện đang làm việc tại nhà toàn thời gian và con số này dự kiến sẽ tăng lên 20% vào năm tới. 58% nhân viên văn phòng mong muốn có sự linh hoạt trong lịch trình làm việc để có thể làm việc tại nhà vài ngày một tuần.
Các CEO chống lại chính sách làm remote
Tuy nhiên, một số công ty lớn như IBM và Amazon lại đang hối thúc nhân viên quay trở lại văn phòng. CEO Andy Jassy của Amazon thậm chí còn nói với nhân viên rằng nếu họ muốn làm việc từ xa “sẽ không còn hiệu quả nữa”. Theo tờ WSJ, Wayfair, công ty nội thất trực tuyến có trụ sở tại Boston, đã tập trung vào nhân viên từ xa thay vì nhân viên làm tại văn phòng trong một đợt cắt giảm nhân sự gần đây.
Elon Musk cho rằng việc một số người có thể làm việc tại nhà trong khi nhân viên trong ngành dịch vụ phải có mặt tại nơi làm việc là “sai về mặt đạo đức”. Thậm chí Marc Benioff, CEO của Salesforce cũng lên tiếng về việc nhân viên nên văn phòng, đổ lỗi cho việc làm việc tại nhà dẫn đến thiếu năng suất, đặc biệt là đối với nhân viên mới.
Nghiên cứu khoa học nói gì?
Ngược lại với các CEO, thì bà Karen Mangia, Giám đốc chiến lược tại Engineered Innovation Group cho biết: “Khi nhân viên có quyền quyết định linh hoạt về địa điểm và thời gian làm việc có mức độ gắn kết cao hơn và do đó, năng suất cũng được cải thiện. Bên cạnh đó, việc ép buộc nhân viên quay trở lại văn phòng có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức”.
Một lợi ích khác của việc tuyển dụng nhân viên từ xa là khả năng tiếp cận nguồn nhân lực rộng lớn và đa dạng hơn.
Mangia cho rằng nhóm người duy nhất gặp khó khăn khi làm remote là những người mới đi làm: “Sinh viên mới ra trường nên có mặt tại công ty vì họ sẽ hòa nhập nhanh hơn và nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ đồng nghiệp”.
Các công ty thành công khi áp dụng hình thức làm việc remote
GitLab là một ví dụ điển hình của một công ty hoàn toàn làm việc từ xa kể từ khi thành lập cách đây một thập kỷ. Các công ty công nghệ khác áp dụng cách tiếp cận linh hoạt bao gồm Dropbox, Atlassian và Okta, chỉ yêu cầu nhân viên phải có mặt tại văn phòng một số ngày nhất định trong tuần.
Ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất cho việc làm việc tại nhà cũng hiểu rằng sẽ có những lúc cần thiết phải gặp mặt để xây dựng nhóm, gặp gỡ khách hàng hoặc để cộng tác và brainstorm với nhau. Tuy nhiên, bất chấp tiếng nói của các CEO lớn, nhân viên nào đã được làm việc trong sự linh hoạt này và sẽ rất khó để quay lại văn phòng. Hiện tại, đây vẫn là cuộc tranh luận chưa hồi kết giữa người lao động và ban quản lý.
Còn bạn nghĩ gì về tương lai của việc làm remote? Nếu bạn là CEO điều hành 1 công ty, thì bạn sẽ áp dụng chế độ làm việc remote hay tại văn phòng?
Xem thêm: VR kết hợp với AI – liệu đây có phải là hot trend mới?