Tips mua sắm thông minh được kiểm chứng bởi khoa học

Chúng ta mua sắm để tự thưởng cho bản thân, và đôi khi, chỉ đơn giản là để thỏa mãn ham muốn sở hữu. Tuy nhiên, đằng sau các con nghiện mua sắm, là một loạt diễn biến tâm lý phức tạp, trong đó có việc dễ rơi vào trạng thái hối hận và tự trách bản thân sau khi mua sắm. Nhưng liệu có cách nào để mua sắm thông minh hơn, sao cho không hạnh phúc mà còn tiết kiệm tiền? Hãy cùng Techie khám phá Cách thông minh nhất để mua sắm theo khoa học nhé!

Hiện tượng “hết vui” quá nhanh

Hiệu ứng thích nghi với khoái lạc
Hiệu ứng thích nghi với khoái lạc (Hedonic Adaptation)

Hedonic adaptation, hay còn gọi là sự thích nghi hedonistic, là một hiện tượng tâm lý khi con người bắt  quen với những trải nghiệm và tình huống mà ban đầu có thể mang lại cảm xúc mạnh mẽ.

Ví dụ, khi bạn mua một đồ vật mới, như một chiếc điện thoại di động, ban đầu bạn có thể cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Tuy nhiên, theo thời gian, bạn sẽ trở nên quen thuộc với chiếc điện thoại mới này và niềm hạnh phúc ban đầu sẽ giảm dần đi. Điều này có nghĩa là con người thường liên tục mua đồ mới để duy trì cảm giác hạnh phúc.

Từ đó rút ra bài học là không có bất kì món đồ nào có thể thỏa mãn bạn mãi mãi. Vì vậy hãy xem xét thật kỹ lý do món đồ này có đáng mua hay không.

Ngừng mua các món đồ lặt vặt dù có rẻ tiền

Nghiện Mua sắm
Không quan trọng mua gì, có mua là được

Điều gì sẽ tâm trạng bạn tốt hơn: tích góp để ở lại tại một resort sang trọng hay đi làm móng với bạn thân hai lần mỗi tháng?

Có thể bạn sẽ chọn đi resort vì nó xa xỉ hơn nhưng cuối cùng, bạn lại đi làm móng vì nó rẻ và bạn được đi tận 2 lần.

Giải thích hiện tượng : Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người thường ưu tiên những “hạnh phúc nhỏ” trong cuộc sống hàng ngày hơn là với những sự kiện “lâu lâu mới có dịp”. Có người còn nghĩ vui ngày nào hay ngày đó.

Cũng như việc chi 1 số tiền lớn trong 1 món đồ không mang lại hạnh phúc lớn hơn, mà những niềm vui nhỏ, thường xuyên xảy ra mang lại hạnh phúc lớn hơn trong tâm lý con người.

Nhưng những món đồ rẻ tiền khi cộng dồn lại có khi còn đắt hơn những món đáng để đầu tư. Vì rẻ nên chất lượng của chúng sẽ không thể nào bằng những món đồ được sản xuất bài bản. Đừng vì những niềm vui nhỏ mà không tích góp cho những dịp quan trọng nhé!

Chờ đợi là hạnh phúc

Nghiên cứu cho thấy nếu bạn tiết kiệm càng lâu để mua món đồ gì đó, thì quãng thời gian chờ đợi đến lúc mua được món đồ kia rồi chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất.

Kéo dài quãng thời gian này càng lâu thì càng hạnh phúc. Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng phương pháp này giúp bạn tránh được cảm xúc hạnh phúc nhất thời, và còn giúp bạn chi tiêu cho những thứ có ích hơn vì bạn đã dành 1 thời gian dài suy nghĩ trước khi mua.

Đây là 1 phần của hiệu ứng tâm lý Zeigarnik – con người có xu hướng nhớ về những thứ chưa hoàn thành (chưa có được) hơn là những thứ đã hoàn thành (đã có được). Việc chờ đợi sẽ giữ món đồ đó trong tâm trí của chúng ta, trong khi việc nhấp “MUA NGAY” cho chúng ta cảm giác như chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ.

Hãy hiểu rõ bản thân

Hiểu rõ bản thân trong việc mua sắm thông minh là một phần quan trọng của quá trình đảm bảo rằng bạn đang tiêu tiền một cách hợp lý và tận dụng tối đa giá trị từ mua sắm. Hiểu rõ bản thân giúp bạn xác định được những mục tiêu tài chính và ưu tiên của mình. Bạn có thể tập trung vào những mua sắm hoặc đầu tư có thể đem lại lợi ích lâu dài thay vì tiêu tiền linh tinh.

Tóm lại, hiểu rõ bản thân trong việc mua sắm không chỉ giúp bạn tiêu tiền một cách thông minh hơn mà còn tăng cường hạnh phúc và tự quản lý tài chính hiệu quả. Việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tự nhận thức và khả năng đánh giá thực tế về mục tiêu và giá trị của mua sắm. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này, chúng ta có thể đạt được một cách mua sắm thông minh hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Xem thêm: Ngôi sao quần vợt Novak Djokovic sử dụng thiết bị giống Iron Man để thi đấu?

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...