Thuật toán mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta tương tác như thế nào?

Kể từ khi Facebook giới thiệu thuật toán cá nhân hóa trong việc cung cấp tin tức (sau đây sẽ gọi là thuật toán mạng xã hội) vào năm 2009, cách chúng ta tương tác trực tuyến đã có sự thay đổi đáng kể. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc kiểm soát thông tin. Cùng Techie tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây!

Sai lệch thông tin và Tự do ngôn luận

Chỉ riêng trong năm nay, các chính phủ trên khắp thế giới đã cố gắng hạn chế tác động của nội dung độc hại và thông tin sai lệch trên mạng xã hội – vốn bị khuếch đại bởi các thuật toán.

Tại  Brazil, chính phủ đã cấm X trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi trang này chỉ định một đại diện pháp lý tại đây. Trong khi đó, EU đã đưa ra các quy định mới đe dọa phạt các công ty công nghệ 6% doanh thu nếu các công ty không ngăn chặn được sự can thiệp bầu cử trên nền tảng của mình. Tại Anh, một đạo luật an toàn trực tuyến mới nhằm mục đích buộc các trang mạng xã hội thắt chặt kiểm duyệt nội dung. Ở Mỹ, một dự luật được đề xuất có thể cấm TikTok nếu ứng dụng này không được bán bởi công ty mẹ Trung Quốc.

Và vì vậy, các chính phủ phải đối mặt mới cáo buộc rằng họ đang hạn chế quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội.

Thuật toán mạng xã hội
Nhiều vấn đề tranh cãi về quyền tự do ngôn luận đang được đặt ra

Trong một bài tiểu luận được xuất bản vào năm 1996, tác giả người Mỹ John Perry Barlow đã tiên đoán rằng không gian mạng là một thế giới mới, vượt ra ngoài sự kiểm soát của các chính phủ truyền thống. Trong khi đó, nhà ủng hộ cho quyền tự do ngôn luận là giáo sư Adam Candeub lại lo ngại rằng việc kiểm soát quá mức sẽ dẫn đến sự hạn chế tự do ngôn luận và biến mạng xã hội thành công cụ tuyên truyền. Ông  Candeub cho rằng, trừ khi “có một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu” do nội dung gây ra, “cách tiếp cận tốt nhất là tạo ra một thị trường ý tưởng và sự cởi mở với các quan điểm khác nhau.”

Giới hạn của quảng trường kỹ thuật số

“Thị trường ý tưởng” mà giáo sư Candeub đề cập góp phần vào quan điểm cho rằng mạng xã hội cung cấp một sân chơi bình đẳng, cho phép mọi tiếng nói đều được lắng nghe như nhau. Điều này cũng đã được Elon Musk đề cập vào năm 2022, khi tiếp quản Twitter (sau đó đổi tên thành X). Musk nói rằng ông coi X như một “quảng trường kỹ thuật số”.

Thuật toán mạng xã hội
Quảng trường kỹ thuật số

Nhưng liệu quan điểm trên đã bỏ qua vai trò của thuật toán?

Một số chuyên gia cho rằng, việc loại bỏ sự hạn chế về nội dung thậm chí còn gây hại cho các cuộc thảo luận dân chủ. Theo lý luận của Asha Rangappa (Luật sư, giảng viên Đại học Yale), vấn đề cốt lõi ở đây là “các nền tảng mạng xã hội như Twitter không giống với một quảng trường công cộng thực sự”. Bởi vốn dĩ ngay từ đầu, thuật toán mạng xã hội đã làm các ý tưởng không được cạnh tranh một cách tự do và công bằng. Giá trị của ý tưởng trên mạng xã hội không phản ánh chất lượng của nó, mà dựa trên sự đánh giá của thuật toán nền tảng.

Tự do ngôn luận chỉ đơn thuần là quyền được nói, hay còn là quyền được nghe?

Thuật toán quan sát hành vi của chúng ta và có thể xác định những gì hàng triệu người sẽ nhìn thấy khi đăng nhập. Do đó, đối với một số người, chính thuật toán đã làm gián đoạn sự trao đổi ý tưởng tự do trên internet.

Chính ra thì trong giai đoạn ban đầu, mạng xã hội đã thực sự hoạt động như một dạng không gian công cộng kỹ thuật số, với ngôn luận được diễn ra tự do. Tuy nhiên khi các thuật toán trên nền tảng mạng xã hội ra đời, nó đã định hình bản chất của tự do ngôn luận. Điều này không nhất thiết thể hiện qua việc hạn chế nội dung, mà qua việc quyết định ai sẽ xem được nội dung nào.

Nhà khoa học máy tính Arvind Narayanan tại Đại học Princeton đặt ra vấn đề: “Khi chúng ta nói trực tuyến – khi chúng ta chia sẻ suy nghĩ, viết một bài luận, đăng một bức ảnh hoặc video – ai sẽ nghe chúng ta? Câu trả lời phần lớn được quyết định bởi các thuật toán.”

Tự do ngôn luận trên mạng xã hội
Không chỉ là quyền được nói, mà còn là quyền được nghe>

Thay vì các ý tưởng nên được cạnh tranh tự do dựa trên giá trị của chúng, thì chính các thuật toán đã khuếch đại hoặc làm giảm tầm với của các thông điệp. Khi Facebook triển khai thuật toán phân bổ nội dung dựa trên xếp hạng dữ liệu người dùng thay vì thứ tự thời gian, mọi người thấy những gì Facebook muốn họ thấy. Và vì mức độ ưu tiên nội dung được xác định trên mức độ tương tác, những chủ đề gây tranh cãi đã được phân bổ nhiều hơn, bởi chúng luôn thu hút được nhiều tương tác nhất.

Và vì thế, thay vì trở thành một “quảng trường” tự do thông tin, các nhà phê bình cho rằng mạng xã hội thay vào đó cung cấp một tấm gương méo mó và giật gân về cảm xúc công chúng, phóng đại sự bất đồng và làm lu mờ quan điểm của đa số.

Xã hội thuật toán

Có thể gọi thời đại chúng ta là “xã hội thuật toán” – nơi mà các nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm kiểm soát đang kiểm soát thông tin – cũng như cái cách nhiều quốc gia đã từng làm.

Mặc dù Giáo sư Candeub là một “người ủng hộ tự do ngôn luận tuyệt đối,” ông cũng lo ngại về quyền lực tập trung ở các nền tảng, những nơi có thể kiểm soát lời nói qua mã máy tính. “Tôi nghĩ rằng chúng ta nên công khai các thuật toán này, bởi vì nếu không, chúng ta chỉ đang bị thao túng.”

Các chuyên gia lập cũng luận rằng chúng ta cần mở rộng cách suy nghĩ về quy định tự do ngôn luận. Bởi sự khác biệt giữa quảng trường công cộng và mạng xã hội là có đến vài tỷ người trên mạng xã hội. Có quyền ngôn luận trực tuyến nhưng không đồng nghĩa rằng ai cũng có quyền được nghe như nhau.

Mặc dù người dùng vẫn có thể tự điều chỉnh thuật toán của mình – nhưng nó chỉ nằm trong một mức độ nào đó. BBC từng đưa tin về trường hợp một người dùng đã cố gắng sử dụng các công cụ trên Instagram và TikTok để nói rằng anh ta không quan tâm đến nội dung bạo lực hoặc thù ghét phụ nữ, nhưng anh ta vẫn tiếp tục được đề xuất các nội dung đó.

Thuật toán mạng xã hội
Chúng ta vẫn có thể lạc quan rằng tương lai của mạng xã hội là ở trong tay người dùng>

Mặc dù vậy, cũng có những dấu hiệu cho thấy khi các thuật toán mạng xã hội ngày càng phát triên, tương lai của chúng có thể không nằm trong tay các công ty công nghệ lớn, cũng như các chính trị gia, mà là với chính người dùng. Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, chỉ có 28% người Mỹ nói rằng họ thích ghi lại cuộc sống của mình công khai trực tuyến, giảm 12% so với 40% vào năm 2020.  Meta cho biết số lượng ảnh được gửi qua tin nhắn trực tiếp hiện đã vượt quá số lượng ảnh được chia sẻ công khai.

Nhiều người có xu hướng riêng tư hơn. Và vì thế, chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng tương lai của mạng xã hội vẫn có thể phụ thuộc vào hành vi của người dùng.

>>Xem thêm: Khi công nghệ hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm khuyết trở thành con dao hai lưỡi

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...