Tư duy thiết kế User-centered và cách tạo ra Persona

Trong quá trình làm ra sản phẩm, developer thường sẽ tập trung vào việc phát triển các tính năng hơn là nghiên cứu xem người dùng thực sự muốn gì. Ngược lại, đối với những developer bị mắc chứng “ám ảnh người dùng”, họ sẽ luôn đặt ra những câu hỏi như: Người dùng có thích tính năng này không? Tính năng này có sử dụng được không? Nên đặt nút bên trái hay bên phải để tăng tính tương tác? Để trả lời những câu hỏi đó, developer phải phỏng vấn những người sử dụng sản phẩm của mình.

Theo một số nghiên cứu, phần lớn nguyên nhân thất bại của sản phẩm hay phần mềm là do nghiên cứu sai nhu cầu của người dùng. Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi: Nhóm phát triển sản phẩm làm cách nào để có được insight của người dùng và cách áp dụng chúng vào sản phẩm đang phát triển.

User-centered design – UCD (Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm)

1. User-centered design là gì?

User-centered design (gọi tắt là UCD) – là một quá trình thiết kế và quản lý nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến góc nhìn của người dùng. Góc nhìn của người dùng ảnh hưởng xuyên suốt quá trình giải quyết vấn đề: từ bối cảnh, phát triển ý tưởng, hình thành khái niệm và thực hành.

UCD không dành riêng cho bất kỳ ngành thiết kế nào. Từ thiết kế UX, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội thất và thậm chí cả kiến trúc sư đều có thể áp dụng tư duy user-centered vào công việc.

Những designer áp dụng user-centered design thường tạo ra các thiết kế mang tính tác động đến cuộc sống của người dùng. Cũng vì lẽ đó, họ sẽ phải thường xuyên giao tiếp với người dùng và khách hàng để nhận phản hồi về sản phẩm.

user-centered-design
User-centered design (Sergey Gladkiy)

2. Tư duy thiết kế User-centered

Founder và manager:

Họ là những người đưa ra ý tưởng cho sản phẩm hoặc được lựa chọn để biến các ý tưởng thành hiện thực. Khi founder hoặc manager có tư duy user-centered, họ có thể truyền cảm hứng cho nhân viên bằng những câu chuyện, hình ảnh thực tế rồi từ đó tạo động lực gắn kết các thành viên trong công ty. Khi gây dựng được niềm tin chắc chắn, các founder và manager sẽ nhận được sự cống hiến tận tâm từ nhân viên của mình. 

Designer:

Các designer sẽ được lợi rất nhiều khi áp dụng tư duy user-centered, họ sẽ không còn “đơn thương độc mã” trong quá trình thiết kế mà giờ đây user-centered sẽ định hướng cho mọi quyết định như: mã màu cần chọn là gì, vị trí nào phù hợp và thông điệp cần tuyển tải đến người dùng ra sao… User-centered sẽ làm các buổi đánh giá và trình bày thiết kế trở nên thú vị và mang tính xây dựng hơn.

Programmer and developer:

Các programmer và developer sẽ thấy việc lập trình thật ý nghĩa khi họ hiểu được người trải nghiệm sản phẩm là ai. Khi biết được từng dòng code của mình sẽ phục vụ cho ai và nhầm vào mục đích gì, họ sẽ trở nên yêu thích công việc hơn.

Truyền thông và quảng cáo:

Các nhà làm truyền thông – quảng cáo nên áp dụng tư duy user-centered vào các chiến dịch, vì tư duy này sẽ làm thông điệp trở nên rõ ràng và gần gũi hơn với khách hàng. Chỉ khi hiểu đúng về khách hàng thì chúng ta mới có thể truyền tải thông tin đúng người đúng thời điểm.

Product-team
Sơ đồ product team

Persona

Biết về UCD là tốt, nhưng nếu chỉ dừng lại ở mức hiểu về định nghĩa thôi thì vẫn chưa đủ. Vì, liệu người dùng trong suy nghĩ của mỗi thành viên trong team có giống nhau? Nếu không, khả năng cao là cả team sẽ đưa ra những quyết định sai hoặc mất rất nhiều thời gian để tranh cãi. Chúng ta cần một công cụ để tất cả thành viên cùng trao đổi, hình dung và thấu cảm với người dùng. Lời giải ở đây chính là User Persona – một bản mô tả hư cấu nhưng diễn tả chân thực về một nhóm đối tượng người dùng mục tiêu của một sản phẩm.

1. Persona là gì?

Theo trang Interaction-design.org, User Persona được định nghĩa là:

Persona là các nhân vật hư cấu được tạo ra dựa trên quá trình nghiên cứu. Những nhân vật này đại diện cho các kiểu người có tiềm năng sử dụng dịch vụ, sản phẩm, trang web của bạn.

Tóm lại, đây sẽ là một nhân vật đại diện cho người dùng của bạn. Nếu nhân vật này có thể sử dụng sản phẩm mà bạn đang phát triển, thì đa phần tệp người dùng thật cũng sẽ có xu hướng sử dụng hay chấp nhận sản phẩm/tính năng bạn đưa ra.

Ví dụ: Sản phẩm của bạn là một sàn thương mại điện tử hướng có tệp khách hàng chính là các bà mẹ nội trợ. Bạn đặt tên cho User Persona của bạn là Wanda Maximoff. Cô Wanda sẽ có tất cả những đặc điểm tiêu biểu của một người nội trợ về độ tuổi, khu vực sinh sống, thói quen đi mua hàng, những nhu cầu và mục tiêu của cô khi mua hàng online…

Chính vì mức độ liên quan chặt chẽ giữa Persona và người dùng, Persona càng chân thực, thật đến mức mọi người có thể “tưởng tượng ra được”, độ hiệu quả của nó lên sản phẩm càng cao.

Persona giúp designer có tầm nhìn rõ ràng về người dùng. Không những thế Persona còn giúp hiện thực hoá hình ảnh của người dùng và xoá bỏ những ý tưởng viển vông về họ. Trong quá trình vẽ nên chân dung người dùng, các yêu cầu xác thực và nhiệm vụ cũng sẽ bắt đầu được thực hiện.

Những đặc điểm cần có khi xây dựng Persona người dùng:

  • Tuổi 
  • Nghề nghiệp
  • Sở thích/ Không thích
  • Các chi tiết khác liên quan đến việc chọn mua sản phẩm
  • Chúng ta có thể xây dựng tính cách đặc trưng cho người dùng hư cấu này.

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu User Persona trên internet.

vi-du-cho-user-persona
Ví dụ cho User Persona
Một ví dụ khách cho User persona

2. Tại sao chúng ta cần tạo Persona?

2.1. Persona là một công cụ giao tiếp hiệu quả:

Đối với Product team (nhóm sản phẩm), User Persona sẽ tạo nên một ngôn ngữ chung về nhóm người dùng. Từ đó, các thành viên sẽ biết rõ về người mà họ thiết kế giải pháp cho là ai, đặc điểm tính cách của họ thế nào và họ có những nhu cầu gì, mong muốn sử dụng ra sao. Thay vì để cho suy nghĩ của từng cá nhân tạo ra nhiều phiên bản người dùng khác nhau. Nhờ vào persona, quá trình thiết kế cũng hoạt động trơn tru hơn.

Ngoài ra, khi giao tiếp với các team khác, Persona sẽ giúp bạn dễ dàng giải thích lí do cho những quyết định về tính năng sản phẩm. Là một người cung cấp và thiết kế giải pháp, giải quyết vấn đề mà người dùng gặp phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của designer. Và những vấn đề đó được thể hiện thông qua Persona.

2.2. Persona có thể định hướng cho sản phẩm

Một khi team của bạn áp dụng tư duy User-centric thì những chiến lược, quyết định trong khâu thiết kế, xây dựng sản phẩm cho đến vận hành sẽ luôn cần đến User Persona. Cụ thể: 

  • Ở giai đoạn lên ý tưởng, team phát triển sản phẩm có thể sử dụng Persona để phục vụ cho việc brainstorm, đưa ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề mà người dùng gặp phải. 
  • Trong giai đoạn test sản phẩm, Persona sẽ trở thành những tiêu chí để lựa chọn đối tượng người dùng mẫu phù hợp .
  • Thậm chí, ngay cả trong giai đoạn truyền thông sản phẩm, hiểu được đối tượng người dùng là ai sẽ giúp cho đội ngũ Marketing hay Sales xác định được cách thức tiếp cận với thông điệp phù hợp.

Tổng kết:

Techie hi vọng rằng sau bài viết này, các designer và nhóm phát triển sản phẩm sẽ có thêm một công cụ để giúp sản phẩm trở nên gần gũi hơn với người dùng. Song song với đó, bạn cũng hiểu được Persona là gì và cách áp dụng nó một cách hợp lý.

Bài viết nằm trong series UX/UI của Techie. Bạn đọc có thể xem thêm bản tiếng Anh tại đây hoặc hashtag #uiuxdesign để xem các bài viết cùng chuyên mục!

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...