Talent Acquisition trong ngành IT: Có gì khác biệt?

Ngành IT ngày càng phát triển, nhu cầu về nhân lực của ngành cũng theo đó tăng lên. Vì vậy, Talent Acquisition cũng dần trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về nhân sự ngành IT.

Talent Acquisition không phải là tuyển dụng

Trái với lầm tưởng của nhiều người, Talent Acquisition (TA – Thu hút nhân tài) hoàn toàn khác với Recruitment (Tuyển dụng truyền thống). Hiểu đơn giản, tuyển dụng truyền thống chỉ lấp đầy những vị trí còn trống, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó, TA lại đòi hỏi sự phát triển dài hơi hơn. Họ tìm kiếm ứng viên, xây dựng mối quan hệ với ứng viên, tạo lập nguồn ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp, đồng thời lên kế hoạch nhân sự dài hạn.

talent-acquisition-nganh-it-co-gi-khac
Khác với lầm tưởng của nhiều người, TA hoàn toàn khác so với tuyển dụng truyền thống

Không chỉ tuyển người, các nhân sự TA còn đóng vai trò tiếp nhận, chăm sóc và nâng cao trải nghiệm làm việc của người lao động trong suốt thời gian gắn bó với tổ chức. Điều đó đòi hỏi TA cần phải có kiến thức và làm việc sát sao với những mảng khác của nhân sự, như Training & Development (Đào tạo & Phát triển) hay Compensation & Benefits (Phúc lợi). TA cũng cần thường xuyên làm việc với các bộ phận technical để hỗ trợ các vấn đề chuyên môn hay các vấn đề phát triển sự nghiệp cho người lao động.

Đặt trong bối cảnh ngành IT – ngành với nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng được săn đón, TA lại là mảng càng được chú trọng phát triển. Theo báo cáo Thị trường IT Việt Nam năm 2022 từ TopDev, ước tính thị trường lao động CNTT tại Việt Nam năm 2022 sẽ có 153.636 vị trí cần tuyển dụng, tăng 32,4% so với năm 2021. Chừng đó đủ để thấy, vị trí Talent Acquisition là mắt xích quan trọng như thế nào trong các công ty IT.

Làm Talent Acquisition cần có tinh thần “thép”

Có vai trò quan trọng là vậy, nhưng các nhân sự TA đôi khi vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng mực.

Hiện tại, những lầm tưởng dạng “Làm TA là ngồi lướt Facebook/ Linkedin cào CV thôi”, hay “TA chỉ biết nói như máy, chứ đâu hiểu gì về ngành”… không phải là hiếm. Tuy nhiên, những điều này hoàn toàn sai sự thật. Để tìm được ứng viên, người làm tuyển dụng cũng phải đi tìm hiểu các kiến thức cơ bản về ngành Tech, thế nào là Back-end, thế nào là Front-end hay sự khác biệt giữa các ngôn ngữ lập trình. Họ cũng phải là những người đánh giá được tiềm năng thực tế của ngôn ngữ/ kỹ thuật đó trên thị trường, hiểu những khó khăn/ tâm tư của ứng viên trong ngành, để từ đó đưa ra giải pháp, lời khuyên phù hợp nhằm tuyển ứng viên thành công.

talent-acquisition-nganh-it-bi-hieu-lam
Talent Acquisition ngành IT đôi khi vẫn chưa được nhìn nhận đúng mực

Hơn nữa, làm TA cũng đòi hỏi một tinh thần “thép”. Nguồn cung cho ngành CNTT không thiếu, nhưng nguồn cung chất lượng mới là vấn đề. Chính vì vậy, TA cần có sự kiên nhẫn để tìm kiếm và lọc ứng viên phù hợp để tiếp cận giữa “rừng” CV. Sau khi tìm được ứng viên phù hợp, TA phải bắt đầu tiếp cận. Có ứng viên phản hồi, có người “bặt vô âm tín”, bởi họ chưa có nhu cầu chuyển việc. Thế nhưng, kể cả khi “đúng người, đúng thời điểm”, vẫn có trường hợp ứng viên không qua được các vòng phỏng vấn, hay tệ hơn, là ứng viên “bùng” offer, mặc cho TA luôn tận tình hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của ứng viên. Những lúc như vậy, TA lại quay trở về vạch số 0, hành trình tìm kiếm ứng viên lại từ đầu.

Vậy mới thấy, đằng sau những lầm tưởng “chỉ biết lướt Facebook” đòi hỏi sự kiên nhẫn và vững vàng về mặt tinh thần để theo được nghề TA.

Làm TA còn cần đòi hỏi sự khéo léo hơn người. Đặc biệt với đặc thù ngành IT, nơi nam giới chiếm số đông, sự khéo léo của các nhân sự TA là nữ phải tăng thêm đôi phần. Những tin nhắn với nội dung tán tỉnh, chọc ghẹo, nằm ngoài nội dung công việc, là điều các TA không lấy làm lạ. Trong những trường hợp này, nếu những tin nhắn không có gì quá đáng, TA cần phải biết cách từ chối khéo, tìm hướng đẩy cuộc trò chuyện về mục đích công việc. Nếu không, các bạn TA cũng cần đặt ra những giới hạn nhất định cho bản thân, dừng cuộc trò chuyện nếu có diễn biến mang tính khiếm nhã và chuyển sang ứng viên khác.

Vậy cần làm gì để bắt đầu làm TA trong ngành IT?

Làm TA trong ngành IT, bất kể có được đào tạo đúng ngành Nhân sự hay không, đều cần sự nỗ lực học hỏi lớn. Để tuyển dụng được trong ngành IT, các bạn trẻ cần phải tìm tòi các khái niệm trong ngành IT. Frontend là gì, thế nào là Backend, các ngôn ngữ lập trình trong ngành khác nhau ra sao, có những đặc thù gì…là những kiến thức mà TA, dù có thể không có nền tảng đào tạo về IT, cần phải nắm rõ để hỗ trợ công việc.

talent-acquisition-thuc-tap
Các bạn trẻ cần có sự đầu tư thời gian nhất định nếu muốn theo nghề TA trong ngành IT.

Hơn nữa, các bạn trẻ cũng cần sớm phân bổ, cân đối thời gian hợp lí cho việc thực tập vị trí Talent Acquisition tại các công ty IT. Nên mất bao nhiêu thời gian để lọc CV, làm sao để nhận diện được những yếu tố chủ chốt của một ứng viên tiềm năng, hay làm sao để phát triển con người, phát triển tổ chức nhằm nâng cao trải nghiệm làm việc là những kiến thức ít có trường lớp nào có thể dạy hết. Vì vậy, các bạn trẻ cần chủ động thực tập với vị trí TA từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, để có kiến thức và kĩ năng vững vàng theo được nghề này một cách dài hơi.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...