Tại sao việc trút giận chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn?

Khi tức điên lên, bản chất của con người là muốn trút giận hoặc than phiền với mọi người xung quanh về cơn giận đó. Tuy nhiên, điều này không phải là cách hiệu quả để loại bỏ cơn giận. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nó còn khiến chúng ta phát điên hơn! Vậy có cách nào hiệu quả hơn không? Câu trả lời sẽ được Techie bật mí ngay trong bài viết này!

Tức giận là một cảm xúc khó xoa dịu

Có lý do chính đáng khiến việc loại bỏ cơn giận không phải là một điều dễ dàng. Frank Thewes – chuyên gia về quản lý cơn giận – cho biết: “Sự tức giận diễn ra rất nhanh và có mối liên hệ mạnh mẽ với sự xung đột. Đó là cảm xúc sinh tồn, là ‘cuộc chiến’ trong mô hình chiến đấu, bỏ chạy, đóng băng”.

Khi chúng ta tức giận, vùng vỏ não trước trán vốn giúp việc suy nghĩ trở nên hợp lý hơn sẽ bị tấn công. Điều đó khiến tim đập nhanh, huyết áp cao hơn và cơ thể trở nên căng cứng. Từ đó dẫn đến cảm giác tức giận về mặt thể chất. Tiến sỹ Daniel David phân tích. Về mặt lịch sử, đây là phản ứng có ý nghĩa tiến hóa nhắm giữ cho con người được an toàn. Tức giận vẫn là một “cảm xúc chữa lành” khi được bộc phát đúng cách – Tiến sỹ David bổ sung thêm. Điều cốt lõi là con người cần bình tĩnh để có thể suy nghĩ logic và giữ cho não bộ không bị cơn giận tấn công.

Cơn giận
Có nhiều thứ diễn ra bên trong cơ thể khi ta nổi giận

Các nhà nghiên cứu cho biết, cơn giận làm kích thích cảm giác bùng phát trong cơ thể. Do đó, chìa khóa để thoát khỏi cơn giận là phải làm gì đó để xoa dịu cơ thể xuống. Chẳng hạn như yoga hoặc hít thở sâu. Trái lại, việc than phiền sẽ làm tăng sự kích thích. Có nghĩa là khi bạn nói về điều khiến bạn tức giận, khả năng cao bạn sẽ càng tức giận hơn. Nó cũng có thể dẫn đến sự suy tư – lý giải về điều gì đã xảy ra – tuy nhiên nó cũng không có tác dụng trong việc loại bỏ cơn giận.

Vậy chìa khóa ở đây là gì?

Các chuyên gia đều đồng ý rằng, dù việc than phiền không giúp loại bỏ cơn giận, nhưng không có nghĩa là chúng ta không đề cập đến điều đó. Quan trọng là “than phiền” đúng cách. Trước tiên, hãy đi dạo hoặc hít thở sâu để làm lắng dịu cảm giác bộc phát bên trong cơ thể. Bạn đã cảm thấy bình tĩnh hơn chưa? Bây giờ mới là lúc để bạn sẵn sàng nói chuyện.

1. Xác định người phù hợp nhất để trò chuyện về cơn giận

Việc bạn nói với ai về căn nguyên cơn giận cũng rất quan trọng. Chúng ta thường có xu hướng tìm đến người dễ đồng tình với mình. Song theo tiến sĩ David, điều tốt nhất là hãy nói chuyện với người “cho bạn những phản hồi khách quan và có một góc nhìn khác về tình huống”. Như vậy, bạn mới có thể xác định liệu rằng mình đã quá nhạy cảm hoặc thiếu sự nhìn nhận thấu đáo về tình huống xảy ra hay không.

Giải quyết cơn giận
Chỉ ngồi xuống trok chuyện sau khi đã bình tĩnh

Lùi lại một bước, suy nghĩ về bức tranh lớn hơn thay vì tập trung vào nguồn gốc duy nhất của sự tức giận cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận tình huống một cách đúng đắn.

2. Tìm ra lý do

Thewes và Tiến sĩ David đều cho rằng, đôi khi, điều khiến bạn nổi giận thực tệ có liên quan đến một vết thương tinh thần sâu sắc hơn. Vì vậy mà trong một số trường hợp, tức giận cũng là một cảm xúc chữa lành. Bởi, việc nhận ra được nổi đau chính là một phần của quá trình chữa lành và từ đó dẫn đến những cảm xúc tích cực hơn.

3. Giải quyết vấn đề

Tiến sĩ Bushman chỉ ra rằng mọi phong trào xã hội trong lịch sử – chẳng hạn đấu tranh cho nữ quyền, phong trào xóa bỏ phân biệt chủng tộc – đều được thúc đẩy bởi sự tức giận.

Lấy ví dụ, bạn tức giận vì nơi làm việc của bạn không có chính sách nghỉ phép tốt để bạn dành thời gian cho gia đình. Vậy bạn sẽ làm gì về điều đó? Câu trả lời có thể là không làm gì cả. Hoặc, bạn cũng có thể tìm cách đấu tranh.

Tất nhiên, không phải mọi nguồn gốc của sự tức giận đều có thể giải quyết được. Vậy thì cách còn lại – theo tiến sĩ David – đó là thực hành sự chấp nhận mạnh mẽ.

Tóm lại, có sự khác biệt lớn giữa việc nói vể sự tức giận để hiểu và giải quyết nó, với việc nói chỉ để trút nó ra khỏi lồng ngực. Điều sau không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trước tiên hãy bình tĩnh và sau đó chia sẻ điều khiến bạn khó chịu một cách có mục đích. Các chuyên gia nghiên cứu kết luận.

>>Xem thêm: Công nghệ cấy ghép điện não điều trị trầm cảm như thế nào?

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...