Backstage của Spotify cho người dùng plugin gì?

Spotify đang đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động của mình với Backstage và bước đầu đạt được hiệu quả. Vậy các lập trình viên được lợi gì từ các plugin của Backstage?

Spotify Backstage cho người dùng những gì?

Backstage đã được xây dựng trên kiến ​​trúc dựa trên plugin cho phép các lập trình viên điều chỉnh mọi thứ theo nhu cầu của riêng họ. Có rất nhiều plugin mã nguồn mở miễn phí hiện đang có sẵn trên thị trường, được phát triển bởi cả Spotify và cộng đồng người dùng. Tuy nhiên, Spotify đang tiến xa hơn bằng cách cung cấp năm plugin cao cấp và bán các plugin này dưới dạng đăng ký trả phí.

Các plugin này bao gồm Thông tin chi tiết về Backstage – giúp hiển thị dữ liệu xung quanh việc sử dụng Backstage trong một tổ chức và những plugin mà người dùng đang tương tác.

backstage-insights-plugin-spotify
Plugin Backstage Insights của Spotify. Ảnh: TechCrunch

Một plugin khác – Pulse – cung cấp khảo sát về năng suất và mức độ hài lòng hàng quý từ Backstage, cho phép các công ty kiểm tra nhân viên, xác định các xu hướng kỹ thuật cũng như truy cập các bộ dữ liệu ẩn danh.

Trong khi đó, plugin Skill Exchange mang đến một thị trường nội bộ – nhằm giúp người dùng tìm được người cố vấn, cơ hội học tập/ cộng tác tạm thời hoặc các thủ thuật để cải thiện kỹ năng lập trình.

backstage-skills-exchange-plugin-spotify
Plugin Skills Exchange của Spotify. Ảnh: TechCrunch

Tiếp theo, plugin Soundcheck giúp các nhóm lập trình đo lường tình trạng của các thành phần phần mềm và “xác định các tiêu chuẩn vận hành và phát triển”.

backstage-soundcheck-spotify-plugin
Plugin Soundcheck của Spotify. Ảnh: TechCrunch

Cuối cùng, có plugin kiểm soát truy cập dựa trên vai trò (RBAC), cung cấp giao diện no-code cho các công ty nhằm quản lý quyền truy cập và dữ liệu trong phạm vi của Backstage.

backstage-rbac-plugin-spotify
Plugin RBAC của Backstage. Ảnh: TechCrunch

Mặc dù Backstage và tất cả các plugin liên quan được Spotify giới thiệu có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, nhưng dự án này chủ yếu nhắm vào các tổ chức lớn với đội ngũ lập trình viên rơi vào mức 100 người và sản xuất các phần mềm phức tạp hơn.

Ông Singer cho biết: “Trong một tổ chức nhỏ, giả sử có khoảng 15 microservices, thì các portals dành riêng cho lập trình viên không phải là thứ bắt buộc phải có.” “Nhưng với quy mô 500 lập trình viên trở lên, thì các portal trở nên cần thiết.”

Động cơ của Spotify

Nhiều công ty đã thương mại hóa các công nghệ mã nguồn mở trong nhiều năm gần đây, với lập trình viên là những người được hưởng lợi. Thế nhưng, việc một công ty trị giá 15 tỷ đô la được biết đến chủ yếu nhờ phát trực tuyến nhạc như Spotify, lại tìm cách kiếm tiền thông qua một dịch vụ không thực sự liên quan đến sản phẩm cốt lõi của mình, là một điều khá lạ.

Hơn nữa, nếu đã tạo dựng Backstage với mã nguồn mở và tạo ra một cộng đồng cộng tác viên khá tích cực, tại sao Spotify miễn phí các plugin mới này? Tất cả bắt nguồn từ một thực tế đơn giản: Phát triển các phần mềm nhiều tính năng đều rất tốn kém, bất kể đó là phần mềm độc quyền hay nguồn mở.

Thật vậy, giống như cách Kubernetes được hỗ trợ bởi một loạt các công ty công nghệ lớn thông qua việc là thành viên của CNCF, Spotify cũng “học lỏm” cách này –  tìm kiếm hỗ trợ tương tự cho Backstage bằng cách quyên góp dự án cốt lõi cho CNCF. Tuy nhiên, các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ giúp thúc đẩy việc áp dụng Backstage vẫn cần nhiều sự đầu tư trực tiếp. Đây chính là nguyên nhân khiến Spotify tìm thêm nguồn thu thông qua gói plugin đăng ký.

backstage-uom-tao-boi-cncf
Dự án Backstage chính thức được ươm tạo bởi CNCF. Ảnh: TechCrunch

“Bây giờ vấn đề chỉ là chúng tôi có thể tiếp tục tài trợ cho hệ sinh thái nguồn mở đó hay không. Cũng như hầu hết các dự án nguồn mở lớn, cần có một số cơ chế tài trợ đằng sau chúng,” ông Singer cho biết.

Về giá cả, Spotify cho biết chi phí sẽ phụ thuộc vào “nhu cầu của từng khách hàng” như mức sử dụng và dung lượng, đồng thời sẽ được tính phí hàng năm dựa trên từng lập trình viên. Nói cách khác, chi phí sẽ khác nhau, nhưng đối với một công ty có hàng trăm lập trình viên, có lẽ Spotify sẽ tính mức phí của Backstage rơi vào mức hàng nghìn đến hàng chục nghìn đô la. Theo đó, việc doanh thu thuần của Spotify rơi vào khoảng hàng triệu đô la mỗi năm là hoàn toàn khả thi, mặc dù đây hoàn toàn một “muối bỏ bể” so với hơn 10 tỷ đô la mà nền tảng kiếm được thông qua việc bán quyền truy cập vào âm nhạc.

Backstage đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng Spotify không chỉ coi mình là một công ty phát nhạc trực tuyến mà còn là một công ty công nghệ. Và tương tự như cách Amazon tạo ra một doanh nghiệp đám mây khổng lồ dựa trên công nghệ được xây dựng ban đầu chỉ để phục vụ các hoạt động nội bộ, Spotify đang tìm cách phát triển mình thành một công ty cung cấp các công cụ cho lập trình viên.

Đây chắc chắn là một câu hỏi đáng để suy ngẫm: Liệu tất cả những điều này có nghĩa là Spotify sẽ dốc toàn lực để trở thành một loại công ty công cụ dành cho lập trình viên? Và liệu người dùng có thể thấy nhiều plugin cao cấp hơn trong tương lai không?

“Ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai — tôi không nghĩ đây là viễn cảnh khả thi trong năm tới. Nhưng hãy thử đợi mà xem”, ông Singer nói. “Chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm xem xét Backstage phù hợp như thế nào với thị trường. Tôi hy vọng rằng người dùng có thể đón nhận nhiều hơn từ Spotify trong tương lai.”

5 plugin cao cấp mới từ dự án Backstage của Spotify đã chính thức có sẵn từ tháng 12 này. Các bạn đọc của Techie có thể trải nghiệm các plugin này của Spotify tại đây.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...