Sẽ có luật mới về quyền riêng tư khi công nghệ bắt đầu thu thập sóng não
Câu hỏi “Suy nghĩ là gì?” không còn là câu hỏi triết học nữa. Giờ đây, suy nghĩ của chúng ta có thể được đo lường qua sóng não. Điều này có nghĩa là dữ liệu não có thể được mua bán. Cùng Techie tìm hiểu nhé!
Các công ty trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đã bắt đầu thu thập dữ liệu về sóng não mà không có nhiều quy định bảo vệ cho người dùng. Tuy nhiên, Colorado – Mỹ gần đây đã thông qua đạo luật bảo vệ quyền riêng tư đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Đạo luật này nằm trong “Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng Colorado” hiện hành. Luật yêu cầu các tổ chức xử lý dữ liệu cá nhân phải cung cấp thêm hành động bảo vệ những dữ liệu trên.
Bảo vệ quyền riêng tư cho dữ liệu về sóng não
Luật Colorado mở rộng khái niệm “dữ liệu nhạy cảm” ra để bao gồm thêm “dữ liệu sinh học.” Dữ liệu sinh học bao gồm nhiều thuộc tính sinh học, di truyền, hóa học, sinh lý và thần kinh. Neuralink của Elon Musk là ví dụ nổi tiếng về cách công nghệ tác động trực tiếp lên tâm trí con người. Paradromics là đối thủ trực tiếp, với các thiết bị giúp khôi phục khả năng nói cho bệnh nhân đột quỵ và điều khiển chân tay giả. Tất cả các sản phẩm này là thiết bị y tế cần cấy ghép và phải tuân thủ quyền riêng tư nghiêm ngặt của HIPAA. Luật Colorado tập trung vào công nghệ tiêu dùng đang phát triển nhanh, không cần thủ tục y tế và không có bảo vệ tương tự.
Có hàng chục công ty sản xuất công nghệ ghi lại sóng não (dữ liệu thần kinh). Riêng trên Amazon có nhiều sản phẩm như mặt nạ ngủ, băng đô giúp tập trung, và tai nghe biofeedback. Sản phẩm này thu dữ liệu thần kinh qua điện cực nhỏ và gửi xung điện tác động lên não.
Hầu như không có luật nào quy định về việc xử lý tất cả dữ liệu não bộ đó. “Chúng ta đã bước vào thế giới khoa học viễn tưởng,” đại diện Cathy Kipp, người đề xuất dự luật Colorado, nói. “Cần phải có các biện pháp bảo vệ khi khoa học tiến bộ,” bà nói thêm.
Công nghệ sóng não sẽ trở thành hot trend?
Nghiên cứu từ NeuroRights Foundation cho thấy 29/30 công ty không có giới hạn truy cập dữ liệu sóng não. “Cách mạng công nghệ thần kinh tiêu dùng tập trung vào việc thu thập và giải mã sóng não,” Tiến sĩ Sean Pauzauskie nói. Công nghệ điện não đồ là thị trường hàng tỷ đô la, dự kiến tăng gấp đôi 5 năm tới. Tiến sĩ Pauzauskie dự đoán công nghệ thần kinh có thể nổi như cồn giống như ChatGPT trong 2-5 năm tới. Apple đã đăng ký bằng sáng chế cho AirPods cảm biến sóng não.
“Não bộ quá quan trọng để không được quản lý. Nó phản ánh hoạt động nội tâm của chúng ta” giáo sư Rafael Yusuf, giám đốc Trung tâm Công nghệ Thần kinh Đại học Columbia và Chủ tịch NeuroRights Foundation nói. “Não không chỉ là một cơ quan khác trong cơ thể. Chúng ta cần đảm bảo các tổ chức tư nhân áp dụng chính sách có trách nhiệm” ông thêm.
Có thể cần thêm nhiều luật mới về quyền riêng tư sinh học
Bộ luật mới của Colorado có thể sẽ khởi đầu cho một làn sóng luật tương tự. Chú trọng hơn đến sự pha trộn giữa công nghệ tiên tiến và việc thương mại hóa dữ liệu người dùng. Trong quá khứ, các quyền lợi và bảo vệ người tiêu dùng thường chậm hơn so với sự phát triển công nghệ.
Giáo sư Koushanfar và Phó Giáo sư Kuzum từ UC San Diego cho rằng vẫn còn quá sớm để hiểu hết những hạn chế và rủi ro tiềm ẩn của công nghệ này. Việc theo dõi dữ liệu thần kinh có thể xâm phạm sâu sắc vào suy nghĩ, ý định, ký ức, và thậm chí cả thông tin y tế của người tiêu dùng.
Nếu các luật này trở nên phổ biến, các công ty có thể phải thay đổi tổ chức của mình. Bao gồm việc bổ sung nhân viên tuân thủ và triển khai các biện pháp như đánh giá rủi ro và kiểm toán của bên thứ ba.
Về phía người tiêu dùng, luật Colorado là một bước tiến quan trọng để giúp họ hiểu rõ hơn về quyền của mình và cung cấp công cụ để bảo vệ những quyền đó. Đây có thể là một ngoại lệ hiếm hoi khi quyền lợi người tiêu dùng được đặt lên trên mọi sự lạm dụng dữ liệu.
>> Xem thêm: Cách bộ não quyết định những gì cần ghi nhớ