Product Backlog tốt là như thế nào?

Product Backog là một trong 3 tạo tác Scrum (Scrum Artifacts). Đối với các nhóm phát triển phần mềm, đây là tạo tác đóng vai trò rất quan trọng. Vậy cụ thể Product Backlog là gì và như thế nào là một Backlog tốt? Hãy cùng Techie tìm hiểu ngay sau đây!

Product Backlog là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Product Backlog (còn được gọi là Backlog sản phẩm) là danh sách các tính năng cần có của một sản phẩm mà Development Team sẽ thực hiện. Các tính năng này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và được quản lý bởi Product Owner (PO).

Một Backlog sản phẩm sẽ chứa đựng các Product Backlog Items (PBIs). PBIs là các nhiệm vụ cần thực hiện để phát triển sản phẩm, ví dụ như: Features (tính năng), Bug fix (các lỗi trong lập trình), Knowledge acquisition (công việc nghiên cứu, thu thập kiến thức), Technical work (công việc liên quan về kỹ thuật)…

Các hạng mục trong Product Backlog
Trong Product Backlog chứa các hạng mục tính năng/nhiệm vụ cho việc phát triển sản phầm – gọi chung là PBIs

Một số lưu ý: 

  • Mỗi sản phẩm chỉ có 1 Product Backlog.
  • Một Product Backlog chỉ do 1 PO quản lý.
  • Nội dung trong Backlog sản phẩm được cập nhật liên tục theo sự thay đổi của khách hàng hoặc nhu cầu thị trường. 

Đôi khi, một sản phẩm lớn sẽ chia thành các Product Backlog nhỏ hơn với nhiều nhóm làm việc. Ví dụ như hệ sinh thái Adobe Creative Cloud gồm các sản phẩm nhỏ như: Photoshop, Illustrator và After Effects… Tương ứng với mỗi sản phẩm, sẽ có một Product Backlog riêng và nhóm được chỉ định riêng để phát triển.

Vai trò của Product Backlog

Product Backlog được ví như bản kế hoạch tường minh của Development Team. Thông qua việc phân chia các hạng mục, định hướng hiện tại và tương lai của sản phẩm sẽ được thể hiện một cách rõ ràng. Nhờ đó, nhóm sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các hạng mục để đưa vào sản xuất theo một trình tự hợp lý.

Bên cạnh đó, Product Backlog còn có tác dụng:

  • Truyền cảm hứng để Scrum Team hiểu được ý nghĩa công việc.
  • Mang đến tầm nhìn xa để nhóm chủ động và tối ưu hóa sản phẩm.
  • Chi tiết các hạng mục cần làm, giúp buổi lập kế hoạch (Sprint Planning) diễn ra hiệu quả.
  • Ước lượng công việc chính xác hơn.

DEEP – Tiêu chuẩn chất lượng của một Product Backlog

Trong cuốn “Agile Product Management with Scrum: Creating Products That Customers Love” – (tạm dịch: “Quản lý sản phẩm linh hoạt với Scrum: tạo ra sản phẩm mà khách hàng yêu thích”), tác giả Roman Pichler đã đưa ra quy tắc DEEP khi tạo một Product Backlog. Theo đó, một Backlog sản phẩm tốt cần có 4 đặc điểm cơ bản là: Detailed appropriately, Estimated, Emergent và Prioritized.

Quy tắc DEEP trong quản lý Product Backlog
Một Backlog sản phẩm tốt phải thỏa mãn các tiêu chí của DEEP

Detailed appropriately – Chi tiết một cách hợp lý

Các hạng mục trong Product Backlog được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Những tính năng quan trọng, cần được làm trước sẽ được xếp ở trên cùng của Backlog. Ngược lại, những tính năng/nhiệm vụ có mức độ ưu tiên thấp hoặc phụ thuộc vào các hạng mục khác được sắp xếp ở dưới cùng.

Theo đó, những những hạng mục ở phía trên của Backog sản phẩm sẽ được trình bày chi tiết hơn, rõ ràng hơn so với các hạng mục ở phía dưới.

Estimated – Được ước tính

Tất các các hạng mục trong Product Backlog cần phải được ước tính. Việc ước tính thường do Developmet Team cung cấp hoặc theo yêu cầu từ khách hàng. Độ chính xác của việc ước tính các hạng mục ở trên cao hơn so với ở dưới.

Emergent – Sự tiến hóa

Backlog sản phẩm không phải là một danh sách cố định các hạng mục cần phát triển mà sẽ luôn có sự tiến hóa, cập nhật theo thời gian. Mục đích là để sản phẩm đạt được tính cạnh tranh và hữu ích cao hơn.

Ví dụ: sau khi demo sản phẩm, khách hàng yêu cầu thêm vào một tính năng mới. Lúc này, PO sẽ phải xem xét việc thêm bớt, sắp xếp lại mức độ tiên trong Product Backlog.

Prioritized – Tính ưu tiên

Như đã đề cập, các hạng mục trong Product Backlog cần được sắp xếp theo độ ưu tiên để tối ưu hóa giá trị của sản phẩm được phát triển. Những hạng mục nào cần đưa vào sản xuất sớm sẽ nằm phía trên của Product Backlog.

Cách sắp xếp ưu tiên các hạng mục PBIs

Một trong những nguyên tắc quan trọng của Product Backlog là các PBIs phải được sắp xếp theo trình tự ưu tiên hợp lý. Dưới đây là tips sắp xếp PBIs mà bạn có thể tham khảo:

  • Theo mức độ khẩn cấp và quan trọng
  • Giải quyết các nhiệm vụ phức tạp trước
  • Theo sự thống nhất, biểu quyết của cả nhóm
  • Phương pháp MoSCoW.
Phương pháp MuSCoW
Phương pháp MuSCoW được các nhóm Scrum sử dụng để quản lý công việc

 MoSCow cụ thể là gì?

Đây là phương pháp sắp xếp thứ tự ưu tiên được sử dụng ở nhiều dự án quản lý theo mô hình Agile. Tên của phương pháp này được viết tắt từ: Must, Should, Could và Would. Trong đó:

  • Must: những nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành để dự án thành công.
  • Should: các hoạt động quan trọng nhưng ít cấp bách hơn nhiệm vụ Must.
  • Could: các mục có thể được đưa ra khỏi danh sách nếu thời gian hoặc tài nguyên bị giới hạn.
  • Would: các hạng mục không có trong yêu cầu ở thời điểm hiện tại, nhưng có thể là nhiệm vụ trong tương lai.

Tóm lại, Product Backlog không chỉ là một danh sách theo thứ tự ưu tiên mà còn là một công cụ giúp quản lý công việc hiệu quả. Ngoài lĩnh vực phát triển phần mềm, chúng ta có thể ứng dụng Product Backlog vào các lĩnh vực công việc khác nhau.

>>>đọc thêm: Sprint Backlog và những thắc mắc thường gặp

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...