Pi Network là gì? – Hiểu sao cho đúng

Pi Network đang được xem xét niêm yết bởi sàn giao dịch tiền mã hóa nổi tiếng Huobi, tạo cơn sốt trong cộng đồng người dùng tiền ảo những ngày qua. Cùng Techie giải đáp thắc mắc Pi network là gì? và giải mã “cơn sốt” Pi Network nhé!

Pi Network là gì?

Pi Network là một dự án tiền điện tử. Điểm đặc biệt của Pi nằm ở việc phi tập trung hoá (decentralization) việc khai thác (hay thường gọi là “đào” tiền điện tử). Nếu như trước đây, các loại tiền số thế hệ đầu tiên như bitcoin (BTC) tập trung phát triển theo hướng tập trung hoá (centralization), khiến việc khai thác chúng vượt quá tầm với của nhiều người dùng bình thường, thì Pi Network làm cho quy trình này dễ dàng tiếp cận hơn.

Pi Network được phát triển bởi một nhóm sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford từng tháng 3/2019. Ứng dụng khai thác Pi hoạt động như một ví tiền điện tử, được liên kết với số điện thoại di động hoặc tài khoản Facebook của người dùng. 

pi-network-la-gi-tren-dien-thoai
Ứng dụng Pi Network trên điện thoại

Tuy chỉ mới thực sự nổi lên từ năm 2019, nhưng Pi Network  thường xuyên được đặt câu hỏi Pi network là gì? và cũng tạo được dấu ấn nổi bật bởi chiến thuật đánh trúng tâm lý người dùng: kiếm tiền dễ dàng. Về cơ bản, người dùng chỉ cần vào ứng dụng Pi để điểm danh mỗi ngày, xem quảng cáo, bấm nút “tia sét” và đợi số Pi tăng lên. Pi cũng cho phép người dùng thực hiện các thao tác trên bằng các thiết bị điện tử sử dụng thường ngày, chẳng hạn như ứng dụng máy tính để bàn và điện thoại di động.

Phân cấp của PI Network

Trong phân cấp của PI Network, người dùng được phân làm 4 dạng

  • Pioneer: Những người dùng vào ứng dụng mỗi ngày, điểm danh, chứng minh mình không phải là robot, vào đào tiền.
  • Contributor: Lên danh sách thống kê các pioneers mà họ biết và tin tưởng.
  • Ambassador: Những người giới thiệu người dùng mới đến với hệ thống PI Network.
  • Node: Các thành phần chứng thực các giao dịch và tạo mạng lưới hậu thuẫn người khác làm công việc tương tự.

Pi Network là gì? và đã có sự phát triển ra sao?

Tuy được định nghĩa là một đơn vị tiền ảo, tuy nhiên Pi vẫn chưa được sử dụng trong bất kì giao dịch nào. Lý do chính là bởi vì dự án này vẫn chưa đi vào giai đoạn mainnet – một trong những cột mốc quan trọng nhất của các dự án sử dụng công nghệ blockchain. Thế nhưng, vào cuối năm ngoái, dự án được công bố sẽ chính thức bước vào mainnet. Tháng 7 năm nay, người dùng chính thức có thể thực hiện các giao dịch và trao đổi với Pi. 

pi-network-tang-truong
Pi Network đang tăng trưởng rất nhanh. Ảnh: ICT News

Với việc xây dựng thương hiệu dựa trên hằng số toán học π, Giai đoạn 1 của dự án này cũng đã ra mắt vào Ngày số Pi, ngày 14 tháng 3 năm 2019, với ứng dụng “đào” tiền ảo PI miễn phí. Đến tháng 6, mạng lưới này đã có hơn 100.000 người dùng thường xuyên.Vào ngày 15 tháng 3 năm 2022, Pi Network thông báo cơ sở người dùng của nền tảng đã tăng lên 33 triệu, cao hơn gấp đôi so với 14 triệu người dùng vào tháng 3 năm 2021.

Mặc cho việc thu hút được số lượng lớn người dùng, dư luận vẫn tiếp tục tranh luận gay gắt về việc liệu Pi Network là gì và có phải là một sáng kiến ​​có thiện chí hay không, hay lại là một trò lừa đảo khác. Nếu đó là một trò lừa đảo, thì mô hình này cũng không lừa đảo theo cách truyền thống, bởi vì người dùng không đầu tư tiền, mà tất cả những gì họ tiêu tốn chỉ là thời gian sử dụng điện thoại di động. Dư luận cũng manh nha được cách tổ chức này kiếm được lợi nhuận. Tổ chức này đã bị chỉ trích vì cáo buộc khai thác cộng đồng bằng cách bán quảng cáo để tiếp cận 35 triệu người dùng trên nền tảng. 

Nhà cung cấp dữ liệu tiền điện tử CoinMarketCap trước đây đã niêm yết giá trị của PI ở mức $0,007077. Năm ngoái, DigitalCoinPrice cũng đưa ra dự đoán giá của Pi Network cho năm 2022, cho thấy đồng tiền này giao dịch ở mức trung bình $0,0127 trong suốt cả năm. 

 

>>>Đọc thêm: Những “lùm xùm” quanh vụ phá sản của “đế chế” tiền ảo FTX

Pi Network là gì mà được niêm yết – Vì sao lại gây tranh cãi?

Tuy đã đưa ra dự đoán về giá trị niêm yết của Pi Network, thế nhưng, kể từ ngày 7/12/2022, trang CoinMarketCap bắt đầu gán mác PI là “không được theo dõi” và không kèm theo giá. Trang web cũng tuyên bố từ chối trách nhiệm khi người dùng muốn xem giá trị của đồng PI với thông tin “Mạng Pi gần đây đã phải đối mặt với nhiều tranh cãi. Vui lòng tự nghiên cứu trước khi đầu tư.”

pi-network-la-gi-chua-ro-rang
Pi Network còn nhiều điểm chưa rõ ràng

Thế nhưng, ngày 29/12 vừa qua, XT.com và Huobi chính thức thông báo niêm yết đồng Pi. Thông tin này gây bất ngờ cho cả cộng đồng người dùng Pi tại Việt Nam nói riêng và dân giao dịch tiền số nói chung. Nguyên nhân là mạng lưới Pi Network vẫn chưa hoạt động chính thức. Đồng thời, đồng Pi của người dùng đào trên điện thoại hiện vẫn chưa thể chuyển ra ngoài để mua, bán.

Hơn nữa, dự án vẫn chỉ đang mainnet ở phạm vi kín, ở mức độ thử nghiệm, vậy nên dự án vẫn chưa có smart contract, do vậy sàn không thể mở giao dịch cho token này. Hơn nữa, việc nhiều sàn khác vẫn còn thái độ dè chừng với Pi cũng là điều cộng đồng nên dè chừng với việc đầu tư cho Pi ở thời điểm hiện tại.

Điều quan trọng cần lưu ý là thị trường tiền điện tử vẫn cực kỳ biến động, gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác giá của một đơn vị tiền tệ, dù chỉ là trong vài giờ. Thậm chí, còn khó hơn để đưa ra các ước tính dài hạn, chẳng hạn như giá trị tiền điện tử PI vào năm 2025.

Qua bài viết này, Techie đã cùng bạn giải mã những thông tin quay quanh Pi Network là gì những ngày gần đây. Trong thời gian tới, chắc hẳn vẫn sẽ còn nhiều diễn biến đáng chú ý từ mạng lưới này, cùng theo dõi những thông tin tiếp theo về Pi Network trên Techie!

>>> Bạn có thể cũng thích bài viết này: https://techie.vn/microsoft-excel-cap-nhat-moi-cong-thuc-excel/

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...