Nước thải từ ngành công nghiệp rượu Whisky có thể là nhiên liệu bền vững cho tương lai
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Heriot-Watt ở Scotland vừa công bố rằng họ đã tìm ra cách biến phụ phẩm thải ra từ ngành công nghiệp rượu Whisky thành hydro xanh – một loại nhiên liệu bền vững. Cụ thể thế nào? Cập nhật ngay cùng Techie nhé!
Hydro xanh là gì?
Hydro xanh được coi là một nguồn năng lượng tiềm năng trong tương lai, có thể giúp giảm thiểu khí thải carbon dioxide và biến đổi khí hậu. Công nghệ sản xuất hydro xanh dựa trên quá trình điện phân, trong đó máy móc tách nước thành hydro và oxy bằng cách sử dụng điện. Điện được sử dụng trong quá trình điện phân có thể được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Quá trình này không tạo ra khí thải carbon dioxide, vì vậy hydro xanh được coi là một nguồn năng lượng sạch và bền vững.
Hiện, việc tạo ra hyro xanh ước tính đang tiêu thụ khoảng 20.5 lỷ lít nước sạch mỗi năm. Tuy nhiên mới đây, nhóm nhà khoa học Heriot-Watt cho biết, họ đang kỳ vọng vật liệu mà nhóm phát triển có thể sử dụng khoảng một tỷ lít nước thải do ngành công nghiệp chưng cất rượu Whisky mỗi năm để tạo ra hydro xanh.
Nguyên lý như thế nào?
Tiến sĩ Sudhagar Pitchaimuthu – Nhà Khoa học vật liệu của Khoa Kỹ thuật và Vật lý tại trường Herio-Watt giải thích: “Cần đến 9kg nước để sản xuất ra 1kg hydro xanh. Trong khi đó, cứ mỗi lít rượu Whisky mạch nha sẽ tạo ra khoảng 10 lít chất cặn. Để bảo vệ hành tinh, chúng ta cần giảm việc sử dụng nước ngọt và các tài nguyên tự nhiên khác. Chính vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc loại bỏ các chất cặn trong nước thải và từ đó sử dụng chúng để sản xuất hydro xanh.”
Tiến sĩ Pitchaimuthu và nhóm nghiên cứu đã phát triển một vật liệu có kích thước nano (một loại hạt có đường kính chỉ bằng 1/10.000 sợi tóc người) được gọi là nickel selenide. Loại vật liệu này có thể biến nước thải của nhà máy chưng cất rượu thành loại nước thay thế nước ngọt trong quy trình sản xuất Hydro xanh.
Ước tính mỗi năm, ngành chưng cất rượu Whisky thải ra khoảng 1 tỷ lít nước thải. Vì vậy, tiềm năng của quy trình trên là rất lớn. Tiến sĩ Pitchaimuthu bổ sung thêm.
Bước tiếp theo của đội ngũ nghiên cứu Heriot-Watt là sẽ phát triển một mô hình nguyên tử điện giải riêng và mở rộng sản xuất các hạt nano nickel selenide. Ngoài ra, nhóm cũng sẽ tiến hành phân tích nước thải từ các nhà máy chưng cất để xem xét rằng liệu có thể thu thập thêm các vật liệu có thể tận dụng khác hay không.
>>Xem thêm: Thế giới đang bước vào một siêu chu kỳ mới?