Nỗi sợ công nghệ AI đã được cảnh báo qua phim từ tận 40 năm trước!

Có nhiều bộ phim bàn về công nghệ AI thời gian gần đây. Tuy nhiên, nếu nói về mối nguy của công nghệ, bộ phim Kẻ hủy diệt (Terminator) vẫn giữ vị trí hàng đầu sau 40 năm ra mắt. Phải chăng đạo diễn James Cameron đã cường điệu hóa về nỗi sợ công nghệ AI? Hay đây là những cảnh báo đáng suy ngẫm? Cùng Techie tìm hiểu kỹ hơn sau đây!

Bộ phim vừa giúp nhưng lại vừa “cản trở” hiểu biết của chúng ta về AI

Kẻ hủy diệt là bộ phim khoa học viễn tưởng được phát hành vào năm 1984. Câu chuyện xoay quanh cuộc chiến giữa con người và máy móc trong tương lai, nơi trí tuệ nhân tạo Skynet điều khiển các cỗ máy và đã gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân nhằm tiêu diệt loài người.

Với  những robot sát thủ và hệ thống AI nổi loạn Skynet, bộ phim đã trở thành biểu tượng của mối đe dọa từ trí tuệ máy móc quay lưng lại với những người sáng tạo ra nó. Các biên tập viên thường dùng hình ảnh đầu robot T-800 trong phim để minh họa cho các bài viết về AI. Thậm chí, nhà robot học là Ronald Arkin đã sử dụng những hình ảnh những đoạn phim này trong một bài thuyết trình cảnh báo vào năm 2013 với tên gọi: “Cách không nên xây dựng một kẻ hủy diệt”.

James-Cameron
Đạo diễn James Cameron

Với sức ảnh hưởng lớn của bộ phim, dường như nó giúp chúng ta biết thêm về AI, nhưng đồng thời nó cũng có mang đến sự cản trở khi tác động đến cách người ta nghĩ về AI và các rủi ro tiềm ẩn của nó.

Nhiều nhà nghiên cứu AI khó chịu với nỗi ám ảnh về Terminator vì bộ phim đã phóng đại nguy cơ tồn vong của AI, làm lu mờ những nguy cơ cấp thiết hơn như thất nghiệp hàng loạt, thông tin sai lệch và vũ khí tự động. “Trước hết, nó khiến chúng ta lo lắng về những điều mà có lẽ chúng ta không cần phải bận tâm,” nhà nghiên cứu Michael Woolridge viết. “Nhưng thứ hai, nó làm sao nhãng sự chú ý khỏi những vấn đề mà AI thực sự đang đặt ra và chúng ta nên quan tâm.”

Nỗi sợ AI xuất phát từ phim ảnh?

Mặc dù thường được coi là biểu tượng kinh điển của những mối lo ngại về AI, bộ phim “Kẻ hủy diệt” lại sở hữu một chiều sâu nội dung vượt xa khái niệm về một bộ phim khoa học viễn tưởng đơn thuần.

Trước hết, đây là một bộ phim kinh dị hành động đầy kịch tính, xoay quanh cuộc rượt đuổi nghẹt thở giữa một cỗ máy giết người không ngừng nghỉ (T-800) và một người phụ nữ đang cố gắng bảo vệ tương lai của nhân loại. Hình tượng T-800, với vẻ ngoài lạnh lùng và khả năng sát thương khủng khiếp, đã trở thành một biểu tượng kinh điển trong văn hóa đại chúng, tương tự như nhân vật Michael Myers trong loạt phim “Halloween”. Đạo diễn James Cameron đã khéo léo kết hợp yếu tố khoa học viễn tưởng với yếu tố kinh dị, tạo nên một phong cách điện ảnh độc đáo mà ông gọi là “phim slasher khoa học viễn tưởng”.

Nỗi sợ công nghệ AI
Không thể phủ nhận, bộ phim đã khiến nhiều người xem… sợ AI hơn>

Bên cạnh đó, “Kẻ hủy diệt” còn là một câu chuyện về tình yêu, đặt ra sự suy ngẫm về ý chí tự cho và châm biếm sự phụ thuộc của chúng ta vào công nghệ. Nó chống lại chiến tranh, súng ống và máy móc. Thế nhưng, thực sự nó lại không nói quá nhiều về công nghệ AI.

Từ nhiều năm trước khi lĩnh vực AI tồn tại, những nguy hiểm tiềm ẩn của nó hầu như được thể hiện dưới dạng robot. Trước khi “Kẻ hủy diệt” được phát hành, robot AI cũng đã được đề cập trong vở kịch RUR của Karel Čapek vào năm 1921, sau đó được phát triển thành bộ phim Metropolis năm 1927 của Fritz Lang.

Hình ảnh robot trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật đã góp phần định hình quan niệm của chúng ta về trí tuệ nhân tạo. Từ những con robot vô hồn trong “Metropolis” đến những kẻ giết người không biết mệt mỏi như T-800, chúng ta thường liên tưởng AI với những mối đe dọa và nguy hiểm. Điều này đã khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng về sự phát triển của công nghệ AI hiện đại. Có lẽ cũng vì vậy mà, giới chuyên môn đã phải tìm cách đặt ra những nguyên tắc để đảm bảo rằng AI sẽ được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm.

Sản phẩm của “Mùa xuân AI”

Trong thế giới thực tế, AI chính thức được bắt đầu vào năm 1956 tại một khóa học mùa hè ở Đại học Dartmouth, do hai nhà khoa học máy tính John McCarthy (người đặt ra thuật ngữ AI) và Marvin Minsky tổ chức. Mục tiêu của họ là thiết kế những cỗ máy có thể suy nghĩ như con người, nhưng điều này hóa ra khó khăn hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Lịch sử của AI hóa ra lại là một chuỗi các chu kỳ thăng trầm. Nó đã trải qua những giai đoạn mà người ta gọi là “mùa xuân AI” bùng nổ và “mùa đông AI” sụp đổ.

Skynet trong “Kẻ hủy diệt” là sản phẩm của “mùa xuân AI” lần thứ hai. Khi Cameron viết kịch bản, cũng là thời điểm nhà khoa học máy tính người Anh-Canada Geoffrey Hinton đã nhồi sinh nghiên cứu về cách tiếp cận AI bằng mạng nơ-ron: mô hình hóa trí thông minh máy móc dựa trên nơ-ron trong não người. Skynet chính là AI mạng nơ-ron. 

Công nghệ AI
Với bối cảnh AI hiện nay, những điều sẽ được phản ánh trên phim quả thật đáng mong đợi

Và hiện tại, ở giai đoạn có thể xem là “mùa xuân AI” lần thứ 3, đạo diễn Cameron vừa tiết lộ với tạp chí Empire rằng ông đang lên kế hoạch cho một bộ phim “Kẻ hủy diệt” mới, sẽ loại bỏ hết các tình tiết phức tạp của loạt phim nhưng vẫn giữ nguyên ý tưởng cốt lõi về cuộc đối đầu giữa con người “bất lực” và trí tuệ nhân tạo. Nếu dự án này thành hiện thực, sẽ rất thú vị để xem đạo diễn nói gì về AI trong bối cảnh nó đã trở thành chủ đề mà chúng ta hằng ngày bàn luận và lo lắng.

Có lẽ thông điệp hữu ích nhất mà Kẻ Hủy Diệt gửi đến các nhà nghiên cứu AI là cuộc đấu tranh giữa “ý chí và số phận”: quyết định của con người mới là yếu tố quyết định kết quả. Không có gì là không thể tránh khỏi.

>>Xem thêm: Lịch sử kỳ lạ của mã vạch: từ cứu người đến nỗi lo về tận thế

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...