Những lỗi sai chết người của các nền tảng truyền hình trực tuyến

Trong những năm gần đây, nội dung truyền hình trực tuyến đã biến đổi cách chúng ta tiêu thụ giải trí. Các nền tảng như YouTube, Netflix, Hulu và Disney+ đã trở thành những cái tên quen thuộc trong mọi gia đình. Mặc dù vậy, các nền tảng trực tuyến này vẫn nhận về hàng tá khiếu nại từ người dùng. 

Cùng Techie điểm qua 5 “lỗi sai chết người” bị khách hàng phản ánh nhiều nhất:  

Nội dung tự nhiên… bay màu

Một trong những khiếu nại phổ biến nhất về các nền tảng truyền hình trực tuyến là tính tạm thời của nội dung. Đôi khi, người dùng đăng ký một nền tảng chỉ vì họ muốn xem một series hay một bộ phim cụ thể. Nhưng sau đó, nội dung đấy lại “bay màu” khỏi thư viện của nền tảng.

Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến hợp đồng cấp phép. Các nhà cung cấp nội dung như Netflix và Disney+ liên tục đàm phán các thỏa thuận cấp phép với các hãng phim và công ty sản xuất. Những thỏa thuận này đi kèm với thời hạn nhất định. Khi chúng hết hạn, các nền tảng buộc phải loại bỏ nội dung tương ứng. Và điều này thật sự gây ra sự phiền lòng cho nhiều người đăng ký.

nền tảng video trực tuyến
Quả là bực bội khi nội dung ta yêu thích lại biến mất khỏi nền tảng

Bộ đệm video và vấn đề chất lượng của nền tảng truyền hình trực tuyến

Một vấn đề nổi cộm gây ra sự khó chịu trên các nền tảng truyền hình trực tuyến là chất lượng của trải nghiệm xem phim. Các hiện tượng pixel và sự không đồng bộ âm thanh có thể làm gián đoạn buổi xem. Những vấn đề kỹ thuật này thường xuất phát từ các vấn đề liên quan đến đường truyền internet hoặc sự quá tải máy chủ trên nền tảng.

Trong đó, bộ đệm là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng video khó có thể mượt mà. Trong khi đó, người dùng trả phí dịch vụ cho video, rõ ràng họ xứng đáng có trải nghiệm chất lượng hơn thế.

Chất lượng video
Chất lượng video cũng là một vấn đề đáng bận tâm

Chí phí đăng ký tăng còn số lượng quảng cáo thì lại không giảm

Một số nền tảng truyền hình trực tuyến cung cấp các cấp độ đăng ký miễn phí và trả phí, và một số thậm chí tích hợp quảng cáo vào các gói dịch vụ cao cấp của họ. Tình hình này đã dẫn đến sự phàn nàn từ phía người dùng về sự quấy rầy của quảng cáo dù họ đã trả phí cho dịch vụ cao cấp.

Mặc dù các nội dung miễn phí được hỗ trợ bởi quảng cáo giúp các nền tảng này trở nên dễ tiếp cận với nhiều khán giả lớn hơn. Song tần suất quảng cáo quả thật gây ra ít nhiều phiền toái. Đơn cử như YouTube, người xem có thể gặp cả quảng cáo trước, trong và sau video, làm gián đoạn luồng nội dung.

Quá tải quảng cáo truyền hình trực tuyến
Mệt mỏi vì quá nhiều quảng cáo

Trong khi đó, chi phí đăng ký đã bắt đầu tăng lên ở nhiều nền tảng. Người dùng ban đầu đăng ký vì họ đã có sự hạch toán ngân sách một cách phù hợp. Họ mong đợi rằng việc chi trả đó sẽ đảm bảo một trải nghiệm liên tục và hoàn hảo. Nhưng không như mong đợi, các nền tảng liên tục tăng phí trong khi lại giới thiệu ngày càng nhiều quảng cáo hơn.

Sự giới hạn các nội dung quốc tế

Do các hạn chế về cấp phép và bản quyền, các nền tảng truyền hình trực tuyến thường điều chỉnh thư viện nội dung của họ cho từng khu vực hoặc quốc gia cụ thể. Mặc dù điều này hoàn toàn đúng từ góc độ pháp lý, tuy nhiên nó lại gây ra sự thất vọng với người xem trên toàn thế giới.

Thông thường, người dùng ở Hoa Kỳ có thể có nhiều lựa chọn về nội dung hơn so với các quốc gia khác. Sự bất đồng trong tính khả dụng nội dung này có thể gây ra cảm giác không công bằng và thất vọng, đặc biệt khi người xem quốc tế quan tâm đến nội dung mà họ không thể truy cập ở khu vực của họ.

Sự giới hạn các nội dung quốc tế
Một số nội dung có thể không khả dụng ở nhiều quốc gia

Giao diện người dùng bất hợp lý hoặc Đề xuất không chính xác

Giao diện người dùng (UI) của nền tảng truyền hình trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm người dùng tổng thể. Thật không may, một số người dùng cảm thấy giao diện người dùng của các nền tảng khá phức tạp, không thân thiện hoặc lộn xộn. Việc điều hướng qua các menu và submenu có thể làm người xem cảm thấy phiền lòng khi họ chỉ muốn nhanh chóng tìm kiếm nội dung để xem.

Đề xuất nội dung không hợp lý
Giao diện hiển thị đôi khi gây ra những khó khăn khi sử dụng

Hơn nữa, các thuật toán đề xuất được áp dụng bởi các nền tảng này đôi khi không chính xác. Mặc dù ý định là giúp người dùng khám phá nội dung mới phù hợp với sở thích của họ, nhưng các thuật toán vẫn chưa hoàn toàn hiệu quả. Người dùng có thể nhận được các đề xuất không phù hợp với sở thích của họ, cũng như bỏ lỡ nội dung mà họ có thể thích.

Hy vọng rằng, các nền tảng sẽ có sự nhạy bén hơn đối với vấn đề này và tạo ra những cải thiện đáng kể trong thời gian tới.

>>Xem thêm: Đẳng cấp Taylor Swift: phim tài liệu chưa kịp ra mắt đã gây sốt phòng vé

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...