Kỹ sư IT – Vị trí nào lương cao?

Theo Báo cáo Thị trường IT Việt Nam 2022 của TopDev, các vị trí Kỹ sư (Engineer) tại các công ty công nghệ có mức thù lao dao động trong khoảng 1800 – 3000$/ tháng, tuỳ thuộc vào chuyên môn, nổi bật có thể kể đến Machine Learning/ AI, Bridge System, DevOps, Data, Cybersecurity.

bao-cao-luong-ky-su-it-topdev
Mức lương trung bình cho các vị trí ngành IT. Ảnh: Vietnam IT Market Report – Tech Hiring 2022

Kỹ sư Machine Learning/ AI (Machine Learning/ AI Engineer)

Hiện nay, nhiều nền công nghệ trên toàn thế giới đang tập trung vào phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), bởi đây được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất, đóng vai trò dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức doanh nghiệp. Theo báo cáo của Analytics Insight, thị trường toàn cầu về trí tuệ nhân tạo sẽ tăng lên mức 152,9 tỷ USD vào năm 2023.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển này. Đầu năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 với mục tiêu đưa Việt Nam vào 4 nhóm nước dẫn đầu ASEAN trong lĩnh vực này, hướng tới xây dựng thành công 10 thương hiệu AI uy tín trong khu vực. Tuy nhu cầu lớn là vậy, nhưng theo ông Trần Trung Hiếu, Founder – CEO nền tảng công nghệ tuyển dụng TopCV, nguồn cung nhân sự AI tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 10%.

Chính vì lẽ đó, mức lương dành cho chuyên môn này đang ở vị trí cao nhất trong nhóm Engineer, rơi vào khoảng 3.188$/ tháng.

Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer – BrSE)

Kỹ sư cầu nối là một vị trí đặc thù trong các công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm cho thị trường nước ngoài. BrSE là những người làm việc trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm truyền đạt yêu cầu của khách hàng tới đội thực hiện dự án, trình bày giải pháp của các lập trình viên đến khách hàng, đảm bảo hai bên hiểu nhau và hợp tác suôn sẻ, thuận lợi.

Cái khó của vị trí này nằm ở chỗ: đây là công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng, kiến thức của nhiều vị trí khác nhau như Developer, Business Analyst, Tester, Project Manager và Communicator. Chưa kể, các BrSE còn thường xuyên gặp phải nhiều khó khăn, điển hình như yêu cầu về dự án chưa được rõ ràng, sản phẩm chạy thử (demo) có nhiều lỗi, tiến độ thực hiện dự án bị chậm, nhiều yêu cầu dự án liên tục bị thay đổi…

Lúc này, người làm vị trí BrSE phải vừa có chuyên môn về kĩ thuật lập trình, vừa thấu hiểu về domain đang thực hiện, cùng kĩ năng ngoại ngữ lưu loát để đảm bảo truyền đạt đúng các nội dung và vấn đề kĩ thuật trong quá trình thực hiện dự án. Họ cũng cần có sự am hiểu nhất định về văn hoá khách hàng để thương thảo với đối tác, hay kĩ năng quản lí để đảm bảo dự án đi đúng tiến độ. Chính vì sự “toàn năng” này, mà BrSE thường có mức lương khoảng 2.295$.

Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer)

DevOps là quy trình kết hợp Development (Phát triển) và Operations (Vận hành), nhằm mục đích kết nối hai giai đoạn trên 1 cách linh hoạt. DevOps cũng giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất phần mềm và giúp các sản phẩm phần mềm được release (phát hành) nhanh hơn. Công việc của một kỹ sư DevOps bao gồm optimize (tối ưu hoá), monitor (kiểm soát), analyze (phân tích)… DevOps Engineer đòi hỏi nhiều kĩ năng như coding, scripting để tự động hoá hệ thống. DevOps Engineer cần tìm hiểu về tech stack (tập hợp những phần mềm/công nghệ phối hợp chung với nhau) mà sản phẩm công ty đang sử dụng. Ngoài ra, DevOps đôi khi cũng cần tham gia review bug hay viết những unit test thông thường.

ky-su-it-lo-trinh-devops
Lộ trình phát triển của một kỹ sư DevOps. Nguồn: Github

Cơ bản nhất, một kĩ sư DevOps thường sẽ nắm rõ kiến thức về các hệ điều hành iOS, Windows, Linux; ngôn ngữ lập trình Python và các công nghệ đám mây như Google Cloud, Azure hay AWS. Mức lương của vị trí này nằm ở khoảng 2.149$/ tháng.

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)

Kỹ sư dữ liệu là người xử lý các luồng dữ liệu mới đổ về, sau đó định dạng lại cho phù hợp với mục đính sử dụng. Họ cũng là người thiết kế, xây dựng, tối ưu và bảo trì các luồng dữ liệu, để hệ thống này luôn trong trạng thái sẵn sàng để được xử lí và phân tích.

Trong thời buổi “Data is King” – khi có dữ liệu là có tất cả – Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường có triển vọng hàng đầu châu Á, với tỷ lệ người sử dụng Internet là 70.3% dân số. Tuy nhiên, việc khai thác dữ liệu trong nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chỉ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ.

Để thị trường này được phát huy đúng tiềm năng, ngành dữ liệu cần được đẩy mạnh. Đây là công việc tập trung vào thu thập, khai thác, quản lý và xử lý dữ liệu, từ đó đưa ra các nhận định, dự đoán xu hướng hoạt động của tương lai. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành dữ liệu đã tăng mạnh trong năm 2020, gấp 6 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm tới, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa do lượng dữ liệu con người tạo ra ngày càng nhiều.

Tầm quan trọng của vị trí này cũng thể hiện ở mức lương hấp dẫn của các kĩ sư dữ liệu: 1.811$.

Kỹ sư An ninh mạng (Cybersecurity Engineer)

Theo báo cáo “State of Security 2022” của Splunk, nhiều tổ chức, doanh nghiệp (DN) trên thế giới đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vụ vi phạm dữ liệu và tấn công ransomware. Gần một nửa (49%) trong số đó cho biết họ đã bị vi phạm dữ liệu trong hai năm 2021 và 2022.

Báo cáo về Lực lượng lao động An ninh mạng của ISC (Cyber Workforce Report) năm 2021 cho thấy Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có sự thiếu hụt về lực lượng lao động lớn nhất, lên tới là 1,42 triệu người. Ở cấp độ quốc gia, số liệu thu thập trong vòng 6 tháng đầu năm 2021 từ Bộ Công an cho thấy, đã có 2.551 vụ tấn công mạng bị phát hiện, 5,4 triệu lượt địa chỉ IP của các cơ quan Nhà nước bị tấn công với 15 biến thể mã độc.

it-kho-tuyen-an-ninh-mang
Biểu đồ Sự thiếu hút nhân lực An ninh mạng theo khu vực. Nguồn: WeForum

Những con số trên cho thấy tầm quan trọng của nhân sự có chuyên môn trong ngành này. Do đó, mức lương của vị trí này cũng khá hậu hĩnh, rơi vào khoảng 1.808$.

Ngoài các vị trí này, ở thời điểm hiện tại, mức thu nhập trung bình của ngành CNTT cũng cao hơn so với các ngành khác, thu hút không ít bạn trẻ theo đuổi ngành này ở bậc Đại học. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các bạn sinh viên CNTT sẽ đạt được mức lương “khủng” ngay sau khi mới ra trường. Vậy, làm sao để sinh viên ngành này có profile đẹp, có bước đệm tốt ngay khi mới ra trường, xin mời đón đọc bài viết này trên Techie.

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...