#ITforDummies: Top 4 sản phẩm phổ biến tại các công ty IT Việt Nam

Việt Nam hiện đã và đang “vượt mặt” một số thị trường lớn khác để trở thành địa chỉ cung cấp các giải pháp IT nổi bật tại khu vực. Cũng theo đó, các công ty chuyên tư vấn và phát triển các phần mềm ngày càng nở rộ. Vậy ở các công ty này, những sản phẩm nào là phổ biến?

#ITforDummies là chuỗi bài viết dành cho những người “nhập môn” IT, cung cấp kiến thức cho độc giả không chuyên về quy trình và công việc của các dự án công nghệ. Nhấp vào đây để đọc các bài viết về series này.

Homepage

Hompage là trang tổng quan giới thiệu các sản phẩm/ dịch vụ. Homepage là nơi điều hướng người dùng đến các thông tin mà họ cần có. Homepage sẽ không đứng một mình, mà còn chứa trong nó nhiều trang chi tiết khác, giới thiệu các tin tức, sự kiện, hình ảnh cụ thể… 

Rất rõ ràng, Homepage là sản phẩm được đầu tư chỉn chu và kĩ lưỡng, bởi nó là ấn tượng đầu tiên với khách hàng/ người dùng, tạo độ uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp, nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm/ dịch vụ.

san-pham-IT-homepage
Ví dụ về Homepage. Ảnh: Nanoweb

Landing Page

Khác với Homepage là trang điều hướng, chứa nhiều thông tin hay đường dẫn cho người dùng, thì Landing Page lại là một trang web đơn (microsite), nhằm lôi kéo người đọc thực hiện một mục đích duy nhất. Các thông tin trên trang đều nhằm mục đích thực hiện thao tác này. Các thao tác thường gặp khi xây dựng Landing Page là đăng ký tham gia sự kiện, tuyển dụng hay tư vấn bán hàng.

Chính vì được xây dựng để thực hiện một mục đích duy nhất, Landing Page là thành tố quan trọng trong quá trình tăng tỉ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch của doanh nghiệp. Kết quả của Landing Page, hay của quá trình chuyển đổi này có thể là thông tin cá nhân, CV hay giao dịch mua hàng…

Ví dụ, với Landing Page tuyển dụng, trang sẽ có các trường thông tin để người truy cập gửi CV hay để lại thông tin cá nhân. Các thông tin được đưa trên trang này sẽ phục vụ duy nhất cho mục đích tuyển dụng, chẳng hạn: thông tin về tổ chức, các vị trí đang tuyển dụng, các phúc lợi tại công ty hay những yêu cầu cơ bản cho các vị trí.

Landing Page có nhiều dạng: có thể là trang pop-up khi truy cập 1 website; được gắn link vào một mục trên website hay là một trang web độc lập có tên miền riêng.

san-pham-IT-landing-page
Ví dụ về Landing Page. Ảnh: Get Response

EC-site (E-Commerce Website)

Đây là cổng thông tin trực tuyến được xây dựng nhằm mục đích mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ.

Ngành thương mại điện tử, vốn đã trên đà phát triển, lại càng bùng nổ hơn nữa trong 2 năm dịch bệnh vừa qua. Theo số liệu về Thương mại điện tử từ WPForm, hiện có khoảng 12-24 triệu EC-site trên khắp thế giới, và con số này ngày càng tăng.

Dựa theo các đối tượng truy cập/ giao dịch trên trang, có thể chia EC-Site thành các loại sau: Business-to-consumer (B2C – Doanh nghiệp bán hàng cho người dùng), Business-to-business (B2B – Mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau), Business-to-administration (B2A – Doanh nghiệp và một cơ quan chính phủ), Consumer-to-consumer (C2C – Giao dịch giữa người dùng với nhau), Consumer-to-business (C2B – Giao dịch giữa cá nhân với doanh nghiệp) và Consumer-to-administration (C2A – Giao dịch giữa cá nhân và một cơ quan chính phủ).

san-pham-IT-ecsite
Ví dụ về EC Site. Ảnh: Allbirds

CMS (Content Management System)

CMS là hệ thống quản trị nội dung của trang web, nhằm quản lí và thay đổi nội dung của trang web. Nội dung ở đây không chỉ đơn giản là các văn bản, tin tức,  mà còn là hình ảnh, video, hay thậm chí là giao diện của website.

Hiện tại, có các loại CMS thường gặp như sau:

  • CMS mã nguồn mở (OpenSource): Việc quản trị website trên những nền tảng mã nguồn mở khá thuận tiện, phù hợp với nhiều tuỳ biến, do đã trải qua khoảng thời gian dài phát triển và hoàn thiện. Hiện tại trên thị trường có nhiều OpenSource CMS phục vụ cho cả cá nhân và doanh nghiệp như WordPress, Joomla hay Magento… Trong các hệ thống kể trên thì WordPress là hệ thống phổ biến nhất, bởi sự đơn giản, tính dễ ứng dụng và nhiều plug-in đi kèm.
  • CMS tự xây dựng: Như tên gọi, đây là CMS được xây dựng từ đầu, không phụ thuộc vào mã nguồn mở. Tuy có điểm tiện lợi là được tuỳ biến linh hoạt phù hợp với nhu cầu cụ thể, đặc trưng của doanh nghiệp/ hệ thống, nhưng đòi hỏi đội ngũ xây dựng cần có sự đầu tư về thời gian, kiến thức, đồng thời am hiểu hành vi và trải nghiệm người dùng.
  • CMS có trả phí: Theo cách hiểu nôm na, đây là các CMS được xây dựng, đóng gói sẵn. Những người có nhu cầu sử dụng chỉ cần mua license của các gói CMS này và sử dụng, các công việc như vận hành, bảo trì đều có đơn vị cung cấp phụ trách. Tiêu biểu của dạng CMS này là Shopify.
san-pham-IT-cms-wordpress
WordPress là một CMS phổ biến bởi tính ứng dụng và độ tuỳ biến cao. Ảnh: Learning IT
Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...