iPhone sẽ sớm chuyển sang cổng USB-C

Apple đã xác nhận sẽ thay thế cổng Lightning thành và máy tính bảng trước mùa thu năm 2024 – theo quy định bắt buộc của Liên minh châu Âu (EU).

Vừa qua, EU đã thông qua đạo luật về việc tất cả điện thoại và máy tính bảng được bán tại thị trường châu Âu sẽ phải sử dụng cổng sạc USB-C vào năm 2024. Mục đích của đạo luật nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng trong việc “mua bộ sạc không cần thiết”; đồng thời giảm lượng rác thải điện tử ra môi trường mỗi năm. Đây là một thay đổi có ảnh hưởng rất lớn đối các công ty công nghệ. Và đặc biệt là Apple khi  tất cả những sản phẩm iPhone, iPad hiện tại của hãng đều đang sử dụng cổng Lightning độc quyền để sạc và kết nối các phụ kiện.

Sau khi thông qua đạo luật, các nước thành viên EU sẽ có 2 năm để triển khai, thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc cho đến mùa thu năm 2024, mọi thiết bị của Apple được bán ở thị trường này đều phải bắt buộc sử dụng cổng USB C.

Rõ ràng, Apple không vui về quy định này. Đây là đạo luật mà công ty đã phản đối trong nhiều năm qua khi tuyên bố rằng thay vì khuyến khích, những quy định bắt buộc sẽ bóp nghẹt sự đổi mới. Từ trước đến nay, “nhà Táo” luôn tự hào về công nghệ độc quyền trong các dòng sản phẩm của mình. Đây được xem là một đặc thù kinh doanh của Apple với mục tiêu luôn duy trì tệp khách hàng riêng biệt. Chưa kể, việc sử dụng chuẩn sạc riêng đã giúp Apple thu về một khoảng lợi nhuận đáng kể từ việc bán dây cáp Lighting –  bởi hãng không phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nhỏ lẻ khác như bên cáp sạc USB-C. 

 USB-C
Việc chuyển sang cổng USB-C sẽ giúp giảm thiểu một lượng lớn rác thải điện tử cho EU

Tuy nhiên, việc khai tử cáp Lightning không hẳn sẽ gây ra thiệt hại cho Apple. Bởi, việc chuyển sang cổng USB-C hoàn toàn cho tất cả các thiết bị sẽ là thời cơ có 1-0-2 để Apple PR bản thân với hình ảnh là một thương hiệu luôn quan tâm đến môi trường và sẵn sàng hành động để giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải điện tử đến môi trường. Được biết, chỉ riêng các bộ sạc đã tạo ra khoảng 13.000 đến 15.000 tấn rác thải điện tử ở châu Âu mỗi năm.

Và dĩ nhiên, không chỉ có iPhone của Apple là thiết bị duy nhất bị ảnh hưởng bởi đạo luật mới này. Mà tất cả các loại điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị đọc sách điện tử, tai nghe headphone hay headset, máy ảnh kỹ thuật số, máy chơi game cầm tay và loa di động sử dụng cáp sạc có dây đều phải bắt buộc sử dụng cổng USB Type-C.

Ngoài ra, EU cũng yêu cầu các thiết bị máy tính xách sẽ phải được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu trên trong vòng 40 tháng sau khi đạo luật chính thức có hiệu lực – tức vào khoảng năm 2026.

Cập nhật khác từ Apple

Apple sẽ tăng giá hàng loạt dịch vụ

Bên cạnh việc xác nhận chuyển qua cổng USB-C, vừa qua Apple đã cập nhật đến người dùng về việc tăng giá các dịch vụ phát trực tuyến. Cụ thể, Apple Music tăng phí gia hạn lên 11USD mỗi tháng. Các gói dịch vụ Apple Music dành cho gia đình cũng tăng lên 17USD. Apple TV Plus cũng sẽ tăng thêm 2USD – với mức giá mới là 7USD mỗi tháng. Apple One sẽ tăng từ 15USD thành 17USD.

Rất nhiều dịch vụ phát trực tuyến hiện nay trên thị trường đang tìm cách ”móc túi” người dùng hơn. Netflix gần đây cũng cho biết họ sẽ bắt đầu tính thêm phí cho những tài khoản chia sẻ với nhiều người dùng khác nhau. Có vẻ như Spotify cũng đang thực hiện điều tương tự. Daniel Ek, Giám đốc điều hành Spotify cho biết công ty có thể sẽ sớm điều chỉnh mức phí mới cho các dịch vụ của nền tảng này.

Lược dịch từ theatlantic.com

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...