Hội chứng “sợ Tết” ở người trẻ là gì?
Những ngày Tết đến, mạng xã hội lại rộn ràng hình ảnh sum họp gia đình, bạn bè hân hoan đón xuân. Nhưng liệu niềm vui đó có trọn vẹn với tất cả mọi người? Một thực tế ít được nhắc đến đó là cảm giác lo lắng, thậm chí cả áp lực, đang âm thầm đeo bám không ít người trẻ, khiến kỳ nghỉ vốn dĩ để thư giãn lại trở thành sợ Tết. Cùng Techie tìm hiểu nhé!
“Sợ Tết” bắt nguồn từ đâu?
Lý giải khoa học gần nhất về hiện tượng “sợ Tết” là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Vào mùa lễ hội ở phương Tây, thời điểm hầu hết mọi nơi đều lạnh và có tuyết rơi. Nhiều người có thể trở nên buồn, thậm chí trầm cảm khi ít tiếp súc với ánh sáng mặt trời trong mùa này. Còn ở Việt Nam, những áp lực trong cuộc sống dường như hội tụ lại vào mùa Tết, để mà họ hàng có dịp chất vấn.
Một trong những nguyên nhân khiến người trẻ lo lắng về Tết là do áp lực từ những nhu cầu cá nhân. Trong dịp Tết, mọi người thường có xu hướng mua sắm nhiều hơn, biếu tặng quà cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Điều này khiến nhiều người trẻ cảm thấy áp lực về tài chính, lo lắng không biết mình có thể đáp ứng được những nhu cầu đó hay không. Còn những nguyên nhân như: không thể về nhà vào dịp lễ, hoặc nỗi nhớ về lễ tết trong quá khứ.
Tâm lý so sánh, ghen tị
Con người chúng ta có xu hướng khát khao những thứ cực xa xỉ chỉ thuộc về một số ít người. Trong dịp Tết, tâm lý này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Khi nghe tin tức về mức thưởng Tết cao, nhiều người cảm thấy ghen tị, so sánh với hoàn cảnh của bản thân. Họ tự hỏi: “Tại sao họ lại được hưởng những điều tốt đẹp như vậy, còn mình thì không?”.
Những biểu hiện lo lắng của người trẻ trước Tết:
Áp lực từ những nhu cầu cá nhân có thể khiến người trẻ rơi vào trạng thái nôn nao, không thể tập trung vào công việc, học tập. Họ có thể có những biểu hiện như:
- Không thể tập trung, dễ bị phân tâm, hay quên.
- Mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú với công việc.
- Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó ngủ.
- Có xu hướng trì hoãn công việc, học tập.
Chuyên gia tâm lý Kamna Chhibber thuộc Fortis Healthcare giải thích: “Những người hướng nội hoặc ít có cơ hội giao lưu dễ bị căng thẳng trong dịp lễ hội. Cảm giác buồn tủi, chán nản trong thời gian này là hoàn toàn bình thường, đừng nghĩ rằng mình ‘bất thường’ hay ‘quá nhạy cảm’.
5 cách vượt qua nỗi lo:
1. Tập trung vào điều tích cực: Thay vì than vãn về điều không thể thay đổi, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp xung quanh. Mỗi ngày liệt kê 5 điều khiến bạn hạnh phúc cũng là 1 cách hay.
2. Tránh so sánh bản thân: Những hình ảnh hoàn hảo trên mạng dễ khiến chúng ta cảm thấy thua kém, bất an. Hạn chế truy cập mạng xã hội, thay vào đó, hãy trân trọng thời gian bên người thân yêu.
3. Ưu tiên thời gian cho bản thân: Dù lịch Tết bận rộn, đừng quên dành thời gian chăm sóc bản thân. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc là điều vô cùng quan trọng.
4. Không ép buộc bản thân: Đừng gồng mình với những áp lực hay mong đợi của mọi người. Nếu cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, đừng ngại từ chối những hoạt động khiến bạn khó chịu. Tự hỏi bản thân: “Điều này có mang lại niềm vui cho mình không?” Nếu không, hãy dành thời gian và năng lượng cho những việc đem lại sự thoải mái.
5. Chia sẻ: Có người ở bên cạnh lắng nghe, giúp bạn nhận ra mình không đơn độc. Hãy nhớ, tìm kiếm sự giúp đỡ không phải là điều đáng xấu hổ, mà là hành động dũng cảm để vượt qua khó khăn.
Xem thêm: Giải nghĩa các “Từ của năm” bình chọn bởi Từ điển Oxford