Dữ liệu cá nhân đắt giá đến mức nào?

Đồng sáng lập của Công ty Data Economics cho rằng các dữ liệu phân tích của các công cụ tìm kiếm trực tuyến, bao gồm các yêu cầu tìm đường trên bản đồ, kết quả xét nghiệm máu, bài đăng trên mạng xã hội – tất cả đều tạo ra lợi nhuận – và số tiền này nên thuộc về người dùng chứ không phải ai khác. Cùng tìm hiểu với Techie!

Dữ liệu cá nhân là một thông tin rất đắt giá. Rất nhiều công ty đang sử dụng nó để tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, khác với những tài sản cá nhân, đến bạn còn không biết dữ liệu cá nhân của mình được lưu trữ ở đâu hoặc cách đo lường nó. Bạn không biết cách truy cập, quản lý hoặc biến chúng thành tiền. Khó có ai chịu chấp nhận việc mất đi thông tin cá nhân lẫn 1 nguồn thu, nhưng đó là hiện trạng của thông tin cá nhân của mọi người.

Dữ liệu về sức khoẻ

dữ liệu trong y tế
Dữ liệu trong y tế rất đắt đỏ

Theo Fortune Business Insights, Thông tin về vấn đề sức khoẻ là một trong những data đắt tiền nhất trên hành tinh, với giá trị toàn cầu dự kiến sẽ vượt quá 80 tỷ đô la vào năm 2026. Có thể nói rằng bệnh nhân đang bị khai thác một cách nghiêm trọng, dữ liệu này là nền tảng cho việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị, thuốc mới. Nhưng những bệnh nhân này hiếm khi hoặc chưa bao giờ nhận được khoảng tiền hoa hồng tương xứng.

Dữ liệu tạo ra nhiều nội dung

Nghệ sĩ và biên kịch đang đình công ở Hollywood, để phản đối cách chia lợi nhuận của các hãng phim, những người làm nghệ thuật cho rằng các hãng phim đã kiếm được 1 khoảng khổng lồ nhưng chia cho các nhân viên phần trăm quá nhỏ, kèm thôi nỗi sợ rằng trí tuệ nhân tạo sẽ cướp đi nghề của họ trong tương lai. Cho thấy rằng nội dung bạn đưa lên mạng xã hội 1 cách miễn phí sẽ giúp các công cụ AI xào nấu và tạo ra kịch bản giúp các studio phim ở Hollywood kiếm bộn tiền.

Quyền sở hữu và lợi nhuận từ nội dung trên các nền tảng kỹ thuật số nên thuộc về người tạo ra nó. Nhưng sự thật là mỗi lần nhấp chuột, tương tác đem lại lợi ích cho các công ty nhiều hơn các nhà sản xuất nội dung.

Được dùng để huấn luyện AI

AI-training-by-Zoom
Có hay không việc Zoom sử dụng dữ liệu người dùng để huấn luyện AI?

Để tạo ra các chatbot và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo Sáng tạo, thì các kĩ sư phải sử dụng các mô-đun ngôn ngữ lớn để mô hình AI học giọng nói, văn bản, hình ảnh và thông tin khác thu thập từ internet. Theo Bloomberg Intelligence, sự tăng trưởng của Trí tuệ Nhân tạo Sáng tạo rất kinh ngạc: dự đoán sẽ từ 40 tỷ đô la vào năm 2022 lên 1,3 nghìn tỷ đô la trong vòng 10 năm.

Tuy nhiên, cần phải có câu trả lời cho các câu hỏi về nguồn gốc và quyền sở hữu dữ liệu dùng để huấn luyện cho những công cụ AI này. Có phải các công ty AI đang tạo ra lợi nhuận dựa trên thành quả sáng tạo, dữ liệu của nhiều người khác? Dù là người sản xuất ra những nội dung trên Internet, nhưng họ cũng chẳng biết hay nhận được gì từ các công cụ AI này.

Vào tháng 8/2023, Zoom đã bị cộng đồng công nghệ phản kháng kịch liệt khi đưa ra chính sách “Nội dung của khách hàng có thể được sử dụng cho việc phát triển AI của công ty”. Lúc này hàng triệu người dùng của Zoom mới phát hiện rằng Trí tuệ Nhân tạo đã đào thông tin trong các cuộc trò chuyện của họ để lấy thông tin và tích hợp dữ liệu đó vào một sản phẩm tạo ra lợi nhuận cho Zoom.

Dữ liệu là tài sản đắt giá

Mọi người và công ty nên sở hữu, sử dụng và định giá dữ liệu của họ tương tự như cách họ kiểm soát tiền bạc. Mọi người nên có một nơi để quản lý, đo lường và lưu trữ dữ liệu cá nhân.

Càng nhiều người hiểu rõ rằng dữ liệu là một tài sản, họ càng nhanh chóng nhận thấy tiềm năng trong nó. Họ có thể cho phép người khác truy cập vào dữ liệu của họ hoặc không. Họ có thể xem ai đã sử dụng thông tin của họ và tại sao. Mọi người có thể nhận được hoa hồng cho thời gian họ dành để tạo ra dữ liệu kia. Cơ quan Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, sử dụng thuật ngữ “giám sát thương mại” để mô tả việc theo dõi và bán dữ liệu, cơ quan này cũng đang nghiên cứu cách để tạo điều kiện cho người tiêu dùng kiểm soát thông tin của họ hơn.

Xem thêm: Khai phá dữ liệu- Data Mining là gì? Giải đáp từ A- Z

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...