Đây là cách phân tích mô hình kinh doanh của Uber với Business Model Canvas

Tháng 2/2022, Uber chứng kiến tổng chi tiêu cho nền tảng lên đến 25,9 tỷ USD, tăng 51% so với kết quả của năm 2021. Bên cạnh đó, Uber cũng thu lãi 892 triệu USD trong quý cuối cùng của năm qua. Những con số này cho thấy, Uber là một nền tảng thành công, đánh trúng tâm lý của người dùng và xây dựng được các kênh tiếp xúc hợp lý với khách hàng. Cùng Techie phân tích sự thành công của mô hình kinh doanh của Uber qua Business Model Canvas nhé!

#đây là cách là series cung cấp kiến thức cô đọng, trực quan về quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm và xu hướng công nghệ. Nhấp vào đây để xem thêm những bài viết thuộc series #đây là cách

1. Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Trong mô hình kinh doanh của uber thì Uber có hai phân khúc khách hàng chính – tài xế và khách hàng. Trong trường hợp này, ta có thể xây dựng 2 canvas cho cả 2 phân khúc này. Với tài xế, đây là những người có khả năng lái xe tốt, có nhu cầu tìm việc, hay những người tìm Uber để tìm việc để kiếm thêm nguồn thu nhập ngoài giờ. 

Với đối tượng khách hàng, đây có thể là những người dùng không có phương tiện di chuyển, những người không thích taxi truyền thống và những người ngoại quốc đang đi du lịch. 

2. Tuyên ngôn giá trị (Value Proposition)

Mỗi chân dung khách hàng tương ứng với một nhu cầu/ vấn đề mà sản phẩm có thể giải quyết được. 

Với mỗi chân dung, Uber giải quyết những vấn đề khác nhau của người dùng. Với tài xế, Uber mang lại nguồn thu nhập phụ và giờ làm việc linh hoạt. Người dùng cũng có thể chi trả linh hoạt với thẻ ngân hàng, chi phí sử dụng dịch vụ cũng thấp hơn.

Uber-voi-gia-tri-trong-mo-hinh-kinh-doanh
Giá trị của Uber đem lại cho Khách hàng

3. Kênh Channel (Communications)

Là phương thức giao tiếp mà các doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng website để bán hàng, thì đó là kênh chính của doanh nghiệp. Các kênh cũng là giải pháp để lôi kéo sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm, đó có thể là các công cụ tìm kiếm, các nền tảng mạng xã hội và cả phương thức truyền miệng.

Quay trở lại với Uber, nền tảng này sử dụng web, ứng dụng di động, mạng xã hội và Google AdWords là kênh giao tiếp chính. 

 

4. Mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship)

Đây là phần doanh nghiệp cần xác định phương thức giao tiếp với khách hàng, bao gồm việc hỗ trợ sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ và nhận phản hồi, ví dụ như các trung tâm chăm sóc khách hàng hay các chatbot.

Với Uber, công ty này sử dụng các nền tảng mạng xã hội để đánh giá và hệ thống phản hồi/ đánh giá trực tiếp trên ứng dụng.

Uber-CRM- mo-hinh-kinh-doanh
CRM là một trong những yếu tố tạo nên thành công của Uber

5. Dòng doanh thu (Revenue Stream) trong mô hình kinh doanh của uber

Để xác định được dòng doanh thu, doanh nghiệp cần chỉ ra được đâu là những kênh đang mang tiền về cho công ty. Hạng mục này thường xuất phát từ việc kết nối Phân khúc khách hàng và Tuyên ngôn giá trị.

Ví dụ, các hành khách Uber trả tiền cho chuyến đi của mình với thẻ ngân hàng, Uber nhận được dòng tiền từ khoản chiết khấu của chuyến xe đó. Các khoản doanh thu khác còn có thể tồn tại ở những dạng thức khác, bao gồm các chức năng phụ (có trả phí), đăng ký, các tài khoản cao cấp,…

6. Hoạt động chính (Key Activities)

Đây là các hoạt động chính mà doanh nghiệp cần vận hành. Với các sản phẩm công nghệ số, các hoạt động cần làm là cập nhật sản phẩm và marketing. Nếu doanh nghiệp mang đến các dịch vụ đặc thù, thì mục này cần bao quát các hoạt động tạo nên tuyên ngôn giá trị.

Với Uber, đó là liên tục cập nhật web và app, tuyển dụng tài xế và các hoạt động marketing quảng bá.

mo-hinh-kinh-doanh-uber
Các hoạt động chính của Uber

7. Nguồn lực chính (Key Resources) trong mô hình kinh doanh của uber

Đây là các nguồn tiềm lực mà bạn cần để vận hành doanh nghiệp một cách tối đa, nói cách khác, thiếu các nguồn lực này, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể vận hành trơn tru.

Uber vận hành dựa trên một hệ thống công nghệ cực kì thông minh, cùng với đó, nền tảng phải đảm bảo rằng tài xế thực hiện được giá trị cốt lõi với khách hàng, bởi vì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tồn tại nhờ vào nhân viên và trình độ của họ.

8. Đối tác chính (Key Partners)

Doanh nghiệp cần xác định được các đối tác bên ngoài có thể đóng góp vào sự thành bại của doanh nghiệp. Với Uber, các nhà đầu tư có thể rót vốn vào quá trình cải tiến, cập nhật nền tảng công nghệ, hay các đối tác tuyển dụng có thể hỗ trợ quá trình tìm và tuyển tài xế.

Uber-mo-hinh-kinh-doanh
Điều gì đã làm nên mô hình kinh doanh của Uber

9. Cơ cấu khoản chi (Cost Structure)

Phần này nói cho doanh nghiệp biết họ đang tiêu tiền vào cái gì, bao gồm việc sử dụng dịch vụ thuê các cơ sở hạ tầng, cập nhật phần mềm hay thu mua các trang thiết bị làm việc. Với Uber, khoản chi phí lớn nhất mà họ phải chi trả là cải tiến trang web và ứng dụng, kèm các chi phí cho hoạt động marketing.

Trên đây là phân tích mô hình kinh doanh của Uber qua mô hình Business Model Canvas. Để hiểu rõ hơn cách một trang giấy, chín khung có thể khái quát toàn bộ mô hình doanh nghiệp, các bạn có thể đọc thêm về Business Model Canvas tại đây.

*Bài viết có tham khảo kiến thức từ Railsware Academy.

>>> Xem thêm: Phân biệt định hướng xây dựng sản phẩm: User centric và Internal stakeholders centric

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...