Đây là cách MVP giúp AirBnB trở thành startup tỷ đô

Bạn biết AirBnB chứ? Đây là dịch vụ kết nối người cần thuê chỗ ở khi đi du lịch với những người có phòng/ nhà cho thuê nổi tiếng trên khắp thế giới. Theo Crunchbase, startup này đến nay kêu gọi thành công 6.4 triệu đô sau hơn 31 vòng gọi vốn. AirBnB luôn được giới kinh doanh lấy ra làm ví dụ điển hình của việc áp dụng thành công MVP – Minimum Viable Product.

Đây là giao diện của AirBnB ở thời điểm hiện tại:

giao-dien-airbnb-hien-tai

Thế nhưng, phiên bản đầu tiên của nó lại không có chút gì liên quan đến giao diện bây giờ, và đó chính là lý do nó luôn được xem là ví dụ điển hình khi nói đến sự áp dụng thành công của MVP.

Sự khởi đầu của AirBnB

Câu chuyện của Airbnb bắt đầu từ năm 2007, khi một nhóm bạn từ San Francisco quyết định “kiếm vài đồng” trong lúc đang tham dự hội nghị IDSA – lúc đó thu hút được rất nhiều sự tham gia. Dự đoán được sự quá tải khi đặt phòng khách sạn, họ quyết định xây dựng mô hình air bed cho những người khách du lịch.

minimum-viable-product-airbnb-1

Tất cả những gì họ tạo ra là một trang web đơn giản (như hình). Đây được coi là tiêu chuẩn của MVP: không có bản đồ tương tác, không có nhiều sự lựa chọn, không có tính năng thanh toán trực tuyến. Chỉ có vài bức ảnh về chỗ ở, thông tin liên hệ và địa chỉ.

Vậy mà trang web này đủ sức để kiếm về được 3 khách hàng, thu về 240$ và quan trọng hơn hết, là ý tưởng mà sau này trở thành doanh nghiệp triệu đô mà chúng ta biết đến bây giờ.

minimum-viable-product-airbnb-2

Tuy nhiên, khi họ tiếp tục triển khai ý tưởng này thêm một vài lần nữa vào năm 2008 với những sự kiện khác, họ liên tiếp gặp phải thất bại và không kêu gọi được nhà đầu tư.

Phải đến năm 2009, ý tưởng này mới gặp được bước ngoặt lớn. Các nhà sáng lập Airbnb được chú ý bởi Paul Graham, một nhà đầu tư mạo hiểm và đồng sáng lập của Y Combinator – vườn ươm hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Paul gợi ý Airbnb tham gia vào chương trình tăng tốc cho các startup.

Từ đó, các nhà sáng lập của ý tưởng này đã thiết kế lại trang web, đổi tên Air Bed & Breakfast thành Airbnb như bây giờ, và sử dụng nhiều phương thức khác để tiếp cận và thu hút chủ các căn hộ/ nhà ở tham gia vào nền tảng của mình. Chiến lược này giúp doanh thu hàng tháng của họ tăng lên gấp đôi, từ $200 thành $400.

Đến tháng 4/2009, Airbnb lần đầu tiên nhận được khoản đầu tư lớn – $600.000. Và đó là cột mốc giúp họ thúc đẩy ý tưởng này đi xa hơn nữa và trở nên thành công trên toàn cầu.

Học được gì từ câu chuyện này?

Đầu tiên, mục tiêu của MVP (Minimum Viable Product) không phải là mang đến lợi nhuận tỉ đô một cách tức thời và lôi kéo hàng trăm khách hàng, mà là kiểm tra xem liệu thị trường có nhu cầu cho sản phẩm/ dịch vụ này hay không. Sau khi xác nhận là có nhu cầu, thì ý tưởng vẫn còn một chặng đường dài trên hành trình phát triển sản phẩm.

Khi website đầu tiên thành công, các nhà sáng lập AirBnB chỉ mới kiểm nghiệm được vấn đề – đưa ra được câu trả lời “Có” cho câu hỏi “Người ta có muốn ở nhà một người khác thay vì ở khách sạn hay không?”

airbnbmvp

Nhưng đó mới chỉ là đưa ra được đáp án, chưa phải là giải pháp, vì người dùng chưa chọn được nơi ở, đọc bình luận, thanh toán trực tuyến hay đặt chỗ thông qua email. Nhưng chính nhờ MVP, các nhà sáng lập mới xác định được các vấn đề tồn đọng trong hệ thống hiện có, từ đó mới phát triển thành giải pháp thực sự cho người dùng. 

Và đây là cách: MVP đã giúp AirBnB trở thành startup tỷ đô.

Bài viết có tham khảo kiến thức từ Stormotion.

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...