Đây là cách Momo trở thành kỳ lân công nghệ tiếp theo của Việt Nam

Sáng 21/12/2021, Momo gọi vốn thành công với 200 triệu USD, chính thức trở thành startup kỳ lân với mức định giá vượt mức 2 tỷ USD. Vậy đâu là yếu tố quyết định để Momo là kỳ lân công nghệ tiếp theo của Việt Nam?

#đây là cách là series cung cấp kiến thức cô đọng, trực quan về quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm và xu hướng công nghệ. Nhấp vào đây để xem thêm những bài viết thuộc series #đây là cách

Các thành tích của kỳ lân công nghệ Momo

Trước khi trở thành kỳ lân công nghệ, Momo đã là gương mặt vàng trong làng khởi nghiệp Việt Nam với bảng thành tích dày đặc.

Trong suốt 12 năm vừa qua, Momo đã đạt được những thành tựu đáng nể. Đứng ở vị trí 36, Momo là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại lọt vào Bảng xếp hạng 50 doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng Fintech tổng hợp bởi quỹ đầu tư mạo hiểm H2 Ventures và công ty kiểm toán KPMG vào năm 2019.

ky-lan-cong-nghe-momo
Các doanh nghiệp dẫn đầu ngành Fintech. Nguồn: H2 Ventures

Theo Báo cáo Fintech 100 bởi KPMG, Momo đạt được mức tăng trưởng hàng tháng khoảng 15% về giao dịch và số lượng người dùng.

Vì sao kỳ lân công nghệ Momo thành công đến thế?

1. Tiềm năng của ví điện tử

Thị trường ví điện tử ở Việt Nam có tiềm năng cực kì lớn, và bây giờ là thời điểm vàng cho xu hướng phát triển. Theo Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, hiện tại đã có 30 doanh nghiệp ví điện tử được cấp phép hoạt động. Nhưng chỉ có vài cái tên đáng chú ý, sở hữu thị phần lớn là Momo, ZaloPay và AirPay.

Ví điện tử đang trở thành một xu hướng thịnh hành ở Việt Nam. Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy “Việt Nam là một trong những nước với mức độ tăng trưởng cao nhất trong ngành thanh toán điện tử, với mức tăng khoảng 35% mỗi năm.”

ky-lan-cong-nghe-vi-dien-tu-viet-nam
Một số ví điện tử nổi bật tại Việt Nam. Nguồn: VietnamBiz

2. Tầm nhìn chiến lược của Momo

Học hỏi mô hình của các ông lớn công nghệ khác ở châu Á như GoJek, Grab hay WeChat, kỳ lân công nghệ Momo đã nhanh chóng phát triển “siêu ứng dụng” – một điểm đặc biệt khiến Momo trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Momo hiện đã thu hút được khoảng 10.000 đối tác ở đa dạng các lĩnh vực như tài chính cá nhân, bảo hiểm, thương mại điện tử, mua sắm và giao thông.

“Siêu ứng dụng” là một hệ sinh thái đầy đủ tính năng trên một ứng dụng duy nhất. Hệ sinh thái này hiện nay đang tồn tại khoảng 100 chương trình nhỏ khác. Bạn cần thanh toán điện, tiền nước? Momo làm được. Bạn phải chi trả các hoá đơn tài chính? Momo giúp bạn. Bạn muốn đặt vé xem phim? Momo lo được nốt. Dù yêu cầu là gì, Momo vẫn có thể đáp ứng mà không cần download bất kì một ứng dụng nào khác.

ky-lan-cong-nghe-sieu-ung-dung-momo
Momo với chiến lược “siêu ứng dụng”. Nguồn: Momo

3. Momo đang là cái tên dẫn đầu ngành

Momo có lợi thế lớn là tiên phong gia nhập thị trường sớm, vào năm 2007, cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại. 3 năm sau đó, tháng 10.2010 thương hiệu Ví MoMo có mặt trên thị trường. Đến năm 2015, phần mềm có mặt trên 3 hệ điều hành cơ bản (Android, iOS & Windows) và hơn nửa triệu người sử dụng thường xuyên trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Mạnh Tường (Phó chủ tịch HÐQT, đồng Tổng giám đốc Ví MoMo) chia sẻ: Thuở ấy, những người sáng lập chỉ mơ đến một ngày tại Việt Nam khi ra đường nếu quên mang theo ví vẫn có thể mua được ly cà phê, ăn tô bún ở một hàng quán nào đó. Và ước mơ đó đang dần trở thành hiện thực khi năm 2021, lượng khách hàng của Momo tăng hơn 10 triệu so với năm 2020, đạt 31 triệu khách hàng. Bên cạnh đó, MoMo đã hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho hơn 50.000 đối tác kinh doanh, với hơn 150.000 điểm thanh toán thuộc trên khắp cả nước. MoMo cũng là đối tác chiến lược của 32 ngân hàng lớn.

nguyen-ba-diep-pho-chu-tich-momo
Ông Nguyễn Bá Diệp (Phó Chủ tịch và Đồng sáng lập của Momo). Nguồn: VTV

Ông Nguyễn Bá Diệp (Phó Chủ tịch và Đồng sáng lập của Momo) cho rằng, “Việc thay đổi thói quen của người dùng thật không dễ dàng gì. Chúng tôi cảm thấy rất vui khi hiện đang có các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử và Chính phủ đang nỗ lực để hỗ trợ cho xu hướng này. Chúng tôi bắt đầu dịch vụ của mình 10 năm về trước và nay Momo đã được phát triển thành một hệ sinh thái. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi ngày càng có nhiều đối tác đồng ý triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến của chúng tôi.”

Đó là hành trình bền bỉ gần 15 năm hoạt động của Momo – cái tên mới nhất trong danh sách các kỳ lân công nghệ tại Việt Nam, vậy những còn những cái tên khác? Xin mời theo dõi bài viết “so găng” các kỳ lân Việt Nam tại đây.

 

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...