Đây là cách hiểu đúng về thần tượng ảo

Cụm từ “idol” thần tượng đã không còn là khái niệm quá xa lạ với đại đa số công chúng ngày nay, thông qua những làn sóng thần tượng nổi bật từ các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thần tượng thật – là những con người bằng xương bằng thịt, trên thế giới khoảng chục năm trở lại đây, đã bắt đầu xuất hiện khái niệm “virtual idol” – thần tượng ảo.

Virtual Idol – Thần tượng ảo là gì?

Thần tượng ảo không chỉ hiểu nôm na là được lập trình qua dữ liệu và thuật toán. Các thần tượng ảo cũng có thể mang trong đó yếu tố của con người, tuy nhiên mức độ hay sự hiện diện của con người sẽ xuất hiện ít hay nhiều tuỳ theo từng dạng thức thần tượng ảo. Hiện tại, trong ngành công nghiệp virtual idol, thần tượng ảo xuất hiện ở 4 dạng chính:

  • Các thần tượng có hình ảnh, đồ hoạ được thiết kế bởi các công ty giải trí, có những đặc trưng tiêu biểu và được lập trình để thực hiện một số chức năng nhất định như hát và nhảy. Tiêu biểu nhất ở dạng này có thể kể đến Hatsune Miku – nữ thần tượng ảo đình đám Nhật Bản được mệnh danh là cú làm ăn lịch sử của Hãng Crypton Future Media (CFM). Giọng hát của Miku được lồng tiếng một phần bởi nữ diễn viên Saki Fujita kèm thêm việc áp dụng công nghệ tổng hợp âm thanh. Điểm đặc biệt của Miku nằm ở chỗ, cô được xem như một “giọng hát đóng gói” – bất kì ai cũng có thể sáng tác nhạc và đưa cho Miku hát.

  • Các đồ hoạ ảo được thiết kế dựa trên cử động thật của con người thông qua việc sử dụng công nghệ AI. Những thần tượng này có thể được minh hoạ ở dạng 2D hoặc 3D và hoạt động như con người ở thế giới thật, ví dụ như các VTuber (Virtual Youtuber), điển hình là Kizuna AI. Về cơ bản, Kizuna có thể thực hiện được mọi công việc của một Youtuber thường làm như livestream, chơi game hay hỏi đáp cùng fans. Chỉ khác ở chỗ, cô tồn tại dưới dạng một nhân vật hoạt hình, và những cử chỉ hay sắc thái gương mặt của cô được mô phỏng và tái hiện lại dựa trên diễn xuất của một diễn viên là người thật và lồng tiếng bởi Kasuga Konomi.

  • Tương tự như 2 dạng thức trên, dạng thức tiếp theo của thần tượng ảo cũng tồn tại ở dạng 3D, tuy nhiên giọng nói không còn được lồng tiếng như những dạng trên, mà là các conversational AI (công nghệ giao tiếp AI), thịnh hành nhất ở thời điểm hiện tại là Xiaoice được phát triển bởi Microsoft. Cách tiếp cận với Xiaoice cũng khá đơn giản: Người dùng chỉ việc tải về Xiaolce dưới dạng một bạn gái hoặc một bạn trai ảo Trên ứng dụng WeChat thịnh hành ở Trung Quốc, sau đó tương tác với nhau nhờ tin nhắn văn bản, giọng nói hoặc hình ảnh để “bầu bạn”. Xiaolce hiện có khoảng 150 triệu người dùng ở Trung Quốc hơn 660 triệu người dùng tại châu Á và hơn 660 triệu người dùng tại châu Á.
chatbot-xiaoice
AI Chatbot XiaoIce với hình thức được đồ hoạ dưới dạng một nữ sinh
  • Hình thức thứ 4 vừa mới xuất hiện gần đây, là sự kết hợp giữa thế giới thực và ảo, ví dụ tiêu biểu là aespa đến từ ông lớn SM trong ngành giải trí Hàn Quốc. Với aespa, mỗi thành viên người thật đều có một bản sao ảo tồn tại song song. Các bản sao này góp mặt trong những MV hay concert của nhóm, hay thậm chí là biểu diễn ở các lễ trao giải nếu điều kiện cho phép. Dạng thức này vừa thoả mãn cho khán giả những trải nghiệm thật – giọng hát thật, khả năng trình diễn sống động , tương tác gần gũi với khán giả, nhưng vẫn có các phiên bản ảo để khơi gợi sự hiếu kì của công chúng cũng như chạy theo xu hướng “virtual idol” đang ăn nên làm ra.

Thần tượng ảo – Không chỉ tồn tại độc lập

Đặc điểm chung rõ thấy nhất của các thần tượng ảo chính là không tồn tại đơn thuần ở dạng có giọng hát phát ra, kèm thêm một số các chuyển động hoạt hoạ để thực hiện các hoạt động vũ đạo. Trong nhiều trường hợp, mỗi thần tượng ảo sở hữu một câu chuyện đằng sau (backstory) nhằm thể hiện nguồn gốc của họ, các sản phẩm nghệ thuật của họ cũng theo đó mà xoay quanh câu chuyện này và đây cũng chính là yếu tố giúp họ hút fans. Do đó, bên cạnh việc xây dựng thiết kế hay lồng tiếng cho các thần tượng ảo, đội ngũ sáng tạo tại các công ty giải trí còn đầu tư chất xám vào việc tạo ra một câu chuyện, hay thậm chí là cả một thế giới quan riêng, với nhiều tình tiết lí thú nhằm kích thích sự hiếu kì của công chúng.

Ở trường hợp của aespa, các thành viên giới thiệu với công chúng một loạt các khái niệm như Naevis, Synk Out, Synk Dive hay Black Mamba trong vũ trụ âm nhạc của riêng nhóm, cùng với cốt truyện thu hút – các cô gái aespa cùng phiên bản ảo cùng kết hợp với nhau để chiến đấu với các thế lực phản diện trong vũ trụ Kwangya được tạo ra bởi SM. Chính vì vậy, mỗi bài hát của aespa đều khá khó hiểu đối với số đông thính giả – do lời bài hát xoay quanh hành trình của aespa tại thế giới ảo này, nhưng lại cực kì hút fans – bởi họ liên tục đưa ra những giả thuyết, suy đoán về những tình tiết sẽ xảy ra tiếp theo trong hệ sinh thái của họ. 

Ở một trường hợp khác, vào tháng 3/ 2021, một nhóm nhạc với cái tên Eternity bắt đầu dấn thân vào thị trường Kpop với ca khúc “I’m real”. Nhóm nhạc 11 người này qua ảnh trông không khác là bao so với vô vàn những nhóm nữ khác trong Kpop, chỉ trừ việc họ không phải là người thật, mà là những nhân vật ảo được tạo ra bởi công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Với khía cạnh khác biệt này, Eternity được công ty chủ quản Pulse O cũng như CEO Park Ji-eun kì vọng sẽ thay đổi cục diện của ngành công nghiệp Kpop. Trong thế giới của Eternity, các thành viên sinh sống trên một hành tinh có tên Aian – một sản phẩm sáng tạo của CEO Park và các cộng sự. Các thành viên được cử đến trái đất để tương tác với loài người và tìm ra các giải pháp nhằm cứu giúp hành tinh đang trên bờ vực sống còn của họ.

Có thể thấy, đối với các virtual idol, trải nghiệm của người hâm mộ được xây dựng một cách công phu và đa dạng hơn rất nhiều. Thay vì chỉ nghe thần tượng hát, xem thần tượng nhảy một cách đơn thuần, người hâm mộ còn phấn khích về những diễn biến mới trong vũ trụ mà thần tượng đó tạo ra, đồng thời còn thỏa sức sáng tạo ra vô vàn giả thiết về những sự phát triển của thế giới đó – một văn hoá vốn đã rất phổ biến với các fandom lớn trên toàn cầu Harry Potter, The Hunger Games hay Games of Thrones.

Thần tượng ảo – Ngành công nghiệp với lợi nhuận khổng lồ

Ở Trung Quốc, hiện đang có hơn 4000 thần tượng ảo đang hoạt động trên Internet. Những thần tượng ảo này làm được hầu hết tất cả các hoạt động mà một thần tượng bình thường tương tác với fans: hát, nhảy, chơi game và trò chuyện cùng fans. Theo iiMedia Research, ngành công nghiệp thần tượng ảo tại Trung Quốc được định giá ở mức 3.46 triệu nhân dân tệ (NDT) vào năm 2020 và đạt mức 6.22 triệu NDT vào năm 2021. 

Nhưng đó là con số chung về toàn bộ ngành công nghiệp này. Người ta còn choáng váng hơn khi biết thu nhập cụ thể của các thần tượng ảo. Theo OnBuy, Lil Miquela – một thần tượng ảo với hơn 3 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Instagram, có thể kiếm được khoảng 8.500 USD cho một bài viết quảng cáo và thu nhập hằng năm ước tính 11 triệu USD. Theo Insider, tại Nhật Bản, mỗi ngôi sao ảo hạng A trên YouTube – hay còn gọi là Vtuber (Virtual YouTuber) – có thể đem về hàng triệu USD từ hoạt động livestream hoặc bán hàng, theo Insider. 

Trong khi những người hoạt động trong ngành giải trí gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng kéo dài của COVID-19, ngành công nghiệp thần tượng ảo vẫn ăn nên làm ra và ít chịu bất kỳ tác động nào. Bởi lẽ, khi người ta bắt buộc phải ở nhà và các hoạt động vui chơi bị hạn chế do các lệnh giãn cách xã hội, việc tìm kiếm các hình thức giải trí trực tuyến càng trở nên phổ biến, do vậy ngành công nghiệp này lại có dịp lên như diều gặp gió.

Trên đây là bài viết giới thiệu tổng quan nhất về trào lưu thần tượng ảo. Những vấn đề như trào lưu này bắt đầu từ đâu, có những gương mặt nào nổi bật, hay những vấn đề tâm lý học xoay quanh chủ đề này sẽ được giải đáp qua series #thầntượngảo trên Techie, mời các bạn đón đọc. 

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...